Biến đổi khí hậu đe dọa "nướng" nước Úc

Hai thành phố Sydney và Melbourne của Úc có thể thường xuyên đối mặt những ngày nóng đến 50 độ C trong vòng 25 năm nữa, ngay cả khi thế giới đạt mục tiêu đề ra trong Hiệp định Paris 2015 - ngăn nhiệt độ toàn cầu vào cuối thế kỷ này tăng không quá 1,5-2oC so với mức của thời kỳ tiền công nghiệp.

Đây là kết quả công trình nghiên cứu được Trường ĐH Quốc gia Úc (ANU) công bố ngày 4-10. Theo đài ABC News, nhà khoa học khí hậu Sophie Lewis, người chủ trì công trình trên, cảnh báo những khu vực khác khắp Úc cũng nên chuẩn bị ứng phó tình trạng nóng cực đoan trong tương lai.

Úc vừa trải qua mùa đông nóng nhất trong bối cảnh xu hướng nóng lên dài hạn đã góp phần gây ra biến đổi khí hậu.


Bãi biển St Kilda ở Melbourne - Úc đông nghẹt người khi nhiệt độ lên đến 400C. (Ảnh: AAP).

Dữ liệu của Cục Khí tượng tháng 9/2017 cho thấy trong suốt giai đoạn tháng 6-8 năm nay, nhiệt độ tối đa vào ban ngày cao hơn 1,9oC so với mức trung bình dài hạn cả nước (21,8oC).

Bà Lewis thúc giục nhà chức trách tính đến việc ứng phó với kịch bản xấu nói trên, như làm sao đưa trẻ em đến trường trong những ngày nóng đến 50oC, bệnh viện sẽ xoay xở ra sao nếu lượng người nhập viện vì nắng nóng tăng cao…

Biến đổi khí hậu còn có thể làm gia tăng số vụ nhiễu loạn không khí nghiêm trọng trên máy bay trong giai đoạn 2050-2080.

Cụ thể, theo các nhà nghiên cứu ở Trường ĐH Reading (Anh), số vụ nhiễu loạn loại này khi máy bay ở độ cao gần 12.000 m sẽ tăng 181% trên bầu trời Bắc Đại Tây Dương; 161% bên trên châu Âu; 113% bên trên Bắc Mỹ; 92% bên trên Bắc Thái Bình Dương và 64% bên trên châu Á.

Cơ quan An toàn Hàng không Dân sự Úc (CASA) mô tả hiện tượng nhiễu loạn không khí nghiêm trọng xảy ra do những thay đổi lớn và bất ngờ về độ cao (liên quan đến hướng của máy bay) và tốc độ của máy bay.

Trong lúc xảy ra nhiễu loạn dữ dội, máy bay "có thể tạm thời bị mất kiểm soát". Nhà nghiên cứu Luke Storer nhấn mạnh tình trạng nhiễu loạn thường không phải là mối đe dọa nghiêm trọng đến chuyến bay nhưng vẫn khiến hàng trăm hành khách và tiếp viên bị thương mỗi năm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Sóng thần là gì? Khi nào xảy ra sóng thần?

Sóng thần là gì? Khi nào xảy ra sóng thần?

Sóng thần là một trong những thiên tai có sức tàn phá khủng khiếp nhất của nhân loại.

Đăng ngày: 16/03/2025
Đảo rắn Brazil - nơi kinh hoàng nhất thế giới

Đảo rắn Brazil - nơi kinh hoàng nhất thế giới

Đảo rắn tại Brazil sở hữu vẻ đẹp tựa thiên đường nhưng với gần 400.000 con rắn độc bậc nhất thế giới vừa là nỗi sợ, vừa kích thích sự hiếu kỳ của du khách ưa mạo hiểm.

Đăng ngày: 15/03/2025
Lũ quét là gì? Lũ quét thường xảy ra ở đâu, khi nào?

Lũ quét là gì? Lũ quét thường xảy ra ở đâu, khi nào?

Lũ quét là một loại lũ có tốc độ mực nước lên rất nhanh khi một khối lượng nước khổng lồ di chuyển nhanh từ địa hình cao xuống thấp.

Đăng ngày: 11/03/2025
Sấm sét là gì? Tại sao có sấm sét?

Sấm sét là gì? Tại sao có sấm sét?

Một hiện tượng thiên nhiên đặc biệt phổ biến xảy ra ở khắp mọi nơi trên trái đất của chúng ta, đó là sấm sét. Nó là một luồng điện cực mạnh và sẵn sàng phá hủy mọi thứ mà nó phóng xuống.

Đăng ngày: 06/03/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News