Biến đổi khí hậu: Hồ núi tại Mỹ chuyển màu do tảo diệp lục xâm lấn

Tình trạng ấm dần lên đã dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của tảo diệp lục trong các hồ núi bởi tảo là loại thực vật sống trong nước ngọt và sinh sôi nhanh trong môi trường ấm.

Tình trạng tảo diệp lục xâm lấn các hồ núi ở miền Tây nước Mỹ do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đã khiến nhiều vùng hồ núi đổi màu sang xanh - một hiện tượng thiên nhiên chưa từng xảy ra. 

Thực tế này đã được các nhà khoa học trường Đại học bang Colorado phản ánh trong báo cáo công bố ngày 7/7.

Biến đổi khí hậu: Hồ núi tại Mỹ chuyển màu do tảo diệp lục xâm lấn
Tình trạng biến đổi khí hậu làm gia tăng sự xâm lấn của tảo diệp lục. (Nguồn: greatlakes.org).

Nghiên cứu này một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái nguyên sinh.

Cụ thể, trong nghiên cứu này, các nhà khoa học cho biết mật độ tảo tập trung tại 2 hồ núi thuộc khu vực hẻo lánh của bang Colorado, miền Tây nước Mỹ đã tăng hơn 2 lần trong 70 năm qua, ngay cả khi các hồ núi này nằm trong khu vực được bảo vệ.

Chủ nhiệm nghiên cứu, Isabella Oleksy khẳng định tình trạng ấm dần lên ở các môi trường vùng cao đã dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của tảo diệp lục trong các hồ núi bởi tảo là loại thực vật sống trong nước ngọt và sinh sôi nhanh trong môi trường ấm.

Đáng chú ý, các nhà nghiên cứu phát hiện mật độ tảo tập trung cao tại các khu vực ô nhiễm cao như khu vực xả nước thải nông nghiệp, chứ không phải môi trường hồ núi trong sạch.

Theo Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ, sự sinh sôi nảy nở của các loại tảo trong lòng hồ và các đại dương không chỉ ảnh hưởng tới sự sống của các loài động vật hoang dã tại đây mà còn ảnh hưởng đến môi trường sinh trưởng dưới lòng đại dương do tảo che khuất ánh sáng mặt trời. 

Ngoài ra, mật độ tập trung cao của tảo tại khu vực biển, sông suối cũng tác động tiêu cực đến kinh tế, ảnh hưởng đến ngư nghiệp, du lịch và chăm sóc sức khỏe.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những hình ảnh đáng sợ về cơn

Những hình ảnh đáng sợ về cơn "đại hồng thủy" ở miền Nam Trung Quốc

31 ngày mưa to liên tục đã đẩy Trung Quốc rơi vào thảm họa khi cuộc sống của 14 triệu người dân bị ảnh hưởng.

Đăng ngày: 08/07/2020
Hiện tượng kỳ lạ: Tuyết hồng bao phủ sông băng dãy Alps

Hiện tượng kỳ lạ: Tuyết hồng bao phủ sông băng dãy Alps

Các nhà khoa học đang nghiên cứu sự xuất hiện của tuyết hồng do tảo trên sông băng ở dãy Alps, hiện tượng làm tăng cường ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 06/07/2020
Cả dòng sông bỗng trở nên trắng xóa, biết nguyên nhân mới thấy tác hại vô cùng đáng sợ

Cả dòng sông bỗng trở nên trắng xóa, biết nguyên nhân mới thấy tác hại vô cùng đáng sợ

Nhiều người dân còn ra ngoài bờ sông để chơi đùa, chụp ảnh trước hiện tượng lạ.

Đăng ngày: 03/07/2020
Điều gì gây ra cơn bão cát bụi khổng lồ

Điều gì gây ra cơn bão cát bụi khổng lồ "Godzilla"?

Sau hơn 50 năm, “Godzilla” quay trở lại và đang trở thành nỗi ám ảnh cho người dân sinh sống dọc các bờ biển khu vực miền nam nước Mỹ.

Đăng ngày: 02/07/2020
Mây cầu vồng cực hiếm gặp bất ngờ xuất hiện ở Nhật Bản

Mây cầu vồng cực hiếm gặp bất ngờ xuất hiện ở Nhật Bản

Khoảnh khắc đám mây cầu vồng với đủ màu sắc bất ngờ xuất hiện trên bầu trời Tokyo (Nhật Bản) vào buổi sáng ngày 26/6 khiến nhiều người ngạc nhiên.

Đăng ngày: 02/07/2020
Mưa lũ ở Trung Quốc liệu có ảnh hưởng tới Việt Nam?

Mưa lũ ở Trung Quốc liệu có ảnh hưởng tới Việt Nam?

Theo các chuyên gia, đợt mưa lũ đang diễn ra ở khu vực phía Đông và Đông Nam Trung Quốc không ảnh hưởng đến Việt Nam.

Đăng ngày: 01/07/2020
Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

Đăng ngày: 30/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News