Biển đổi khí hậu khiến con người dễ nổi nóng

Tình trạng ấm lên toàn cầu có thể biến thế giới trở thành một nơi bạo lực hơn, bởi nhiệt độ càng tăng thì con người càng dễ nổi nóng và hung dữ. 

Biển đổi khí hậu khiến con người dễ nổi nóng

Một công nhân đường sắt tại Australia tỏ ra mệt mỏi vì thời tiết oi bức. Ảnh: National Geographic.


National Geographic cho biết, Matthew DeLisi, một nhà xã hội của Đại học Iowa tại Mỹ, cùng các đồng nghiệp phân tích dữ liệu về các vụ án mạng tại Mỹ trong khoảng thời gian từ năm 1950 tới 2008. Họ cũng thu thập dữ liệu về nhiệt độ trung bình hàng năm trong khoảng thời gian tương tự. Kết quả cho thấy, nếu nhiệt độ trung bình tại Mỹ tăng thêm 4,4 độ C, số vụ giết người và gây thương tích sẽ tăng thêm khoảng 100.000 mỗi năm.

Một nghiên cứu của Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu cho thấy nhiệt độ trung bình toàn cầu có thể tăng từ 1,1 tới 6,4 độ C trước năm 2100 nếu các nước không có biện pháp hợp lý và kịp thời để ngăn chặn hiệu ứng nhà kính.

Sự tăng lên của nhiệt độ có thể làm tăng mức độ nóng nảy của con người theo vô số cách. Brad Bushman - một nhà tâm lý chuyên nghiên cứu hành vi gây hấn của người của Đại học Michigan, Mỹ - đồng ý với nhận định của DeLisi.

“Nhiệt độ càng tăng thì con người càng trở nên mệt mỏi, cáu kỉnh và dễ bị kích động. Khi rơi vào những trạng thái đó chúng ta rất dễ nổi nóng”, Bushman nói.

DeLisi cho rằng con người có xu hướng ra khỏi nhà khi thời tiết nóng hơn, khiến các hoạt động tương tác với xã hội tăng lên. “Vào mùa hè, khi nhiều người ra ngoài trời, những kẻ bất lương có nhiều cơ hội thực hiện hành vi xấu hơn”, DeLisi nói.

Sự thay đổi các hình thái thời tiết do tình trạng ấm lên toàn cầu gây nên có thể làm tăng mức độ nghèo đói, thiếu lương thực và suy dinh dưỡng ở nhiều khu vực trên thế giới. Đó là những nhân tố khiến con người dễ thực hiện hành vi bạo lực để đảm bảo sự sinh tồn.

Biến đổi khí hậu còn có thể gây nên các thảm họa môi trường như lũ, hạn hán, cháy rừng. Những thảm họa đó buộc người dân phải di cư tới nơi an toàn hơn. Hiện tượng di cư vì thảm họa môi trường ẩn chứa nhiều mầm mống của bạo lực.

“Những người rời khỏi nơi cư trú để tránh tai họa có thể tràn sang các vùng lãnh thổ khác và gây nên xung đột”, DeLisi giải thích.

Chẳng hạn, sau khi bão Katrina tấn công Mỹ, nhiều người từ thành phố New Orleans di chuyển tới thành phố Houston. Chẳng bao lâu sau số vụ án mạng tại Houston tăng vọt bởi những cuộc đụng độ giữa các băng nhóm xã hội đen tới từ New Orleans với các băng nhóm xã hội đen tại địa phương.

Nếu những cuộc chạm trán như thế xảy ra trên quy mô toàn cầu, chúng có thể làm tăng bất ổn xã hội, thậm chí có thể dẫn tới chiến tranh hoặc làn sóng diệt chủng.

Nhiều nghiên cứu trước đây ủng hộ quan điểm về việc biến đổi khí hậu làm tăng mức độ sẵn sàng gây hấn của người.

“Nghiên cứu của tôi chứng minh sự tăng nhiệt độ môi trường sẽ khiến nhiệt độ trong não tăng theo. Nhiệt độ trong não càng lớn thì nguy cơ rối loạn nhận thức, căng thẳng thần kinh, nổi nóng và thực hiện hành vi phạm tội của con người càng cao. Nhiệt ở môi trường bên ngoài cũng gây nên nhiều hiệu ứng thể chất như làm tăng nhịp tim", Ehor Boyanowsky, một nhà tâm lý học tội phạm của Đại học Simon Fraser tại Canadaphát biểu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News