Biến đổi khí hậu khiến Đông Nam Á đối mặt nhiều rủi ro "hố tử thần"
Nhiều chuyên gia nhận định rằng, biến đổi khí hậu khiến các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đối mặt với nhiều rủi ro hơn bắt nguồn từ hố tử thần.
Giáo sư dự bị Stephen Chua tại Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) cho biết, dự báo về khí hậu trong tương lai sẽ chỉ liên quan đến nóng hơn và ẩm ướt hơn. Những tình trạng cực đoan này gây áp lực lớn lên trầm tích bên dưới. Ví dụ, khi mưa lớn làm ẩm đất, nó có thể dẫn đến giảm tính toàn vẹn của mặt đất bên dưới bê tông. Suy yếu về mặt cấu trúc dẫn đến nguy cơ xuất hiện nhiều hố hơn trên mặt đất, hình thành hố tử thần lớn.
Hố tử thần xuất hiện tại Kuala Lumpur (Malaysia) vào tháng 8 khiến một nữ du khách mất tích. (Ảnh: EPA).
Ngược lại, hạn hán có thể hạ thấp mực nước ngầm dẫn đến suy yếu đất. Một nghiên cứu năm 2018 tại Mỹ cho thấy cứ mỗi 0,1 độ C nhiệt độ toàn cầu tăng lên, số lần xuất hiện hố tử thần sẽ tăng từ 1-3%.
Trong khi đó, giảng viên Muhammad Nawaz tại Đại học Quốc gia Singapore, cho biết hố tử thần tự nhiên hình thành khi nước có tính axit thấm vào đất, làm tan rã các loại đá hòa tan như đá vôi, và tạo ra lỗ hổng dưới lòng đất. Điều này gây nhiều nguy cơ với những vùng giàu đá vôi ở các quốc gia như Philippines, Thái Lan và Malaysia. Ông Chua cảnh báo nên cảnh giác ở những nơi như vậy, đặc biệt là nếu có thời kỳ mưa lớn hoặc hạn hán.
Nhà địa chất Goh Thian Lai tại Đại học Quốc gia Malaysia khuyên rằng nên chú ý các vết nứt kéo dài, cột nhà nghiêng, dấu hiệu mặt đất đã dịch chuyển, không bằng phẳng hoặc có biến dạng khác. Ông cũng khuyên không nên sử dụng điện thoại di động khi đi bộ. Tuy nhiên, điện thoại sẽ hữu ích để thực hiện cuộc gọi khẩn cấp nếu một người bị rơi xuống hố tử thần.
Bà Zhang Tingjun tại công ty tư vấn ZeroRisk International cho biết, trong trường hợp bị rơi xuống hố tử thần, nạn nhân nên bám vào bất cứ thứ gì có thể ở hai bên, để cố gắng làm giảm lực rơi hoặc tạo cơ hội thoát khỏi hố.
Nếu không được, điều quan trọng là phải ở tư thế chống đỡ, bảo vệ đầu khi đang rơi. Sau đó hít thở sâu và giữ bình tĩnh, cố gắng tập trung vào một nguồn sáng.
Bí ẩn hồ tử thần Natron làm sinh vật biến thành "tượng sống"

Con sông hẹp nhất thế giới chỉ rộng vài centimet
Sông Hualai ở Trung Quốc, dài hơn 17km nhưng có chiều rộng trung bình chỉ 15 cm. Nơi hẹp nhất của nó chỉ rộng 4cm.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại
Bạc là một trong những kim loại linh hoạt nhất trên Trái đất, với sự kết hợp độc đáo giữa các công dụng như một kim loại quý và kim loại công nghiệp.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

5 nguyên nhân khiến lũ quét, sạt lở tàn phá miền núi phía Bắc
Theo chuyên gia, yếu tố địa hình, độ dốc, địa chất, ảnh hưởng biến đổi khí hậu với những đợt mưa lớn sau bão là nguyên nhân kích hoạt lũ quét, sạt lở tại các tỉnh vùng núi.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.
