Biến đổi khí hậu khiến nhiều đảo nhỏ mở rộng diện tích

Trong thập niên qua, các nhà khoa học lại nhận thấy hiện tượng gây băn khoăn là nhiều đảo “bành trướng” về diện tích trước hiện tượng nước biển dâng.

Một nghiên cứu được công bố đầu tháng 12 theo dõi quá trình thay đổi của đảo Jeh thuộc quần đảo Marshall cho thấy diện tích đảo Jeh đã tăng 13% kể từ năm 1943 tới nay, bắt nguồn từ trầm tích bồi đắp từ những rạn san hô đang tồn tại.

Biến đổi khí hậu khiến nhiều đảo nhỏ mở rộng diện tích
Đảo Jeh năm 1943. (Ảnh: CNN).

Hai nhà khoa học Ford Kench và Paul Kench tại Đại học Simon Fraser (Canada) đã tính niên đại carbon của trầm tích trên đảo Jeh và phát hiện ra nhiều mảng xuất hiện sau năm 1950. Điều này cho thấy việc mở rộng diện tích đảo Jeh là tương đối mới.

Ông Ford đánh giá: “Những thứ hình thành nên diện tích này khá mới do vậy chúng đến từ các rạn san hô quanh đảo. Đó hoàn toàn là xác của rạn san hô và sinh vật sống trên chúng. Rạn san hô khỏe mạnh thường sản sinh trầm tích, đây là thành phần cấu tạo nên đảo san hô.

Cùng thời điểm này, mực nước biển trên toàn cầu tại tăng. Dữ liệu vệ tinh cho thấy mực nước biển bao quanh quần đảo Marshall đã tăng 7 millimet mỗi năm kể từ 1993. Mức này còn cao hơn mức trung bình toàn cầu là 2,8 đến 3,6 millimet/năm.

Kênh CNN (Mỹ) cho biết đảo san hô thường chỉ cao hơn mực nước biển khoảng 2 mét nhưng theo các nhà khoa học đến cuối thế kỷ, mực nước biển sẽ dâng cao hơn mức này. Một nghiên cứu của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ năm 2018 cho thấy đến giữa thế kỷ này, nhiều đảo san hô thấp sẽ không thể trở thành nơi cư trú.

Năm 2019, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á Takehiko Nakao dự đoán rằng 4 quần đảo Marshall, Tuvalu, Kiribati và Maldives với tổng số hơn nửa triệu người là nơi dễ chịu tác động nhất từ biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu khiến nhiều đảo nhỏ mở rộng diện tích
Hình ảnh đảo Jeh chụp năm 2020. (Ảnh: CNN)

Nhưng nhiều nghiên cứu trong thập niên qua cho kết quả một số đảo san hô trên thực tế đã tăng diện tích. Nghiên cứu năm 2018 với 30 đảo san hô tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương cho kết quả không có nơi nào bị hao hụt diện tích.

Tuy nhiên, diễn biến này không đồng nghĩa với mức nghiêm trọng của tình trạng biến đổi khí hậu thuyên giảm.

Trong tháng 9, các nhà khoa học tại Đại học Hawai'i (Mỹ) cho biết các đảo san hô đang phải đối mặt với nhiều rủi ro từ mực nước biển dâng.

Các nhà khoa học cũng không thể chắc chắn được liệu các rạn san hô có tiếp tục sản sinh trầm tích vượt mức tăng của mực nước biển. Những nhà nghiên cứu tại Đại học Hawai'i ước tính các đảo san hô sẽ chịu tác động khác biệt, dựa trên mức độ dâng lên của chúng.

Có nguy cơ các rạn san hô không tiếp tục tạo mức độ trầm tích tương tự trong tương lai nếu hệ sinh thái rạn san hô chịu ảnh hưởng từ chiến đổi khí hậu. Các nhà khoa học cảnh báo rằng 70-90% các rạn san hô hiện nay có thể biến mất trong 20 năm tới do nước biển ấm hơn, ô nhiễm…

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nghiên cứu mới giúp cắt giảm phát thải carbon vừa dễ vừa rẻ

Nghiên cứu mới giúp cắt giảm phát thải carbon vừa dễ vừa rẻ

Các nhà nghiên cứu tại Viện Tiêu chuẩn và kỹ thuật quốc gia (NIST) đã tạo ra một phương pháp có tiềm năng giảm phát thải khí carbonic (CO2) từ các nhà máy và cắt bớt chi phí sản xuất hóa chất.

Đăng ngày: 12/12/2020
Không phải gió, phần đáng sợ nhất của một cơn bão là một yếu tố đầy bất ngờ!

Không phải gió, phần đáng sợ nhất của một cơn bão là một yếu tố đầy bất ngờ!

Khi có tin tức về một cơn bão chuẩn bị đổ bộ, bạn sẽ được nghe rất nhiều về nước biển dâng cao hơn so với thông thường (Storm Surge).

Đăng ngày: 12/12/2020

"Cốc giấy không nhựa" dùng một lần, phân hủy hoàn toàn trong đất

Mới đây, một công ty tại Anh đã cho ra mắt một loại cốc giấy không nhựa dùng một lần, có thể phân hủy hoàn toàn trong đất và được thiết kế nắp độc đáo chống tràn.

Đăng ngày: 11/12/2020
Sa mạc nơi sản sinh những cơn bão kinh hoàng nhất

Sa mạc nơi sản sinh những cơn bão kinh hoàng nhất

Sa mạc Sahara nằm ở Bắc Phi được coi là nguồn gốc sâu xa dẫn đến sự hình thành của những siêu bão khủng khiếp quần thảo khu vực Đại Tây Dương.

Đăng ngày: 09/12/2020
Coca-Cola, PepsiCo và Nestlé tạo ra rác nhiều thải nhựa nhất hành tinh, 3 năm liên tục

Coca-Cola, PepsiCo và Nestlé tạo ra rác nhiều thải nhựa nhất hành tinh, 3 năm liên tục

Đó là kết luận của tổ chức Break Free From Plastic trong tài liệu tổng kết hàng năm vừa ra mắt của họ.

Đăng ngày: 08/12/2020
Trung Quốc biến đổi thời tiết khu vực rộng hơn Ấn Độ

Trung Quốc biến đổi thời tiết khu vực rộng hơn Ấn Độ

Trung Quốc đầu tháng 12 công bố kế hoạch mở rộng chương trình thử nghiệm biến đổi thời tiết trên khu vực rộng hơn 5,5 triệu km2, lớn gấp 1,5 lần tổng diện tích Ấn Độ.

Đăng ngày: 08/12/2020
Sydney ghi nhận đêm nóng kỷ lục trong tháng 11

Sydney ghi nhận đêm nóng kỷ lục trong tháng 11

Bang New South Wales của Australia đang trải qua một đợt nắng nóng gay gắt với mức nhiệt cao ngay cả khi Mặt Trời lặn.

Đăng ngày: 01/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News