Trung Quốc trở thành nước thứ 2 sau Mỹ cắm cờ trên Mặt trăng
Trung Quốc đã trở thành nước thứ 2 trên thế giới cắm được quốc kỳ trên Mặt trăng, hơn 50 năm sau khi Mỹ lần đầu tiên thực hiện kỳ tích này.
Các bức ảnh từ Cơ quan vũ trụ quốc gia Trung Quốc cho thấy, quốc kỳ nước này vẫn đứng yên trên bề mặt lặng gió của Mặt trăng. Một máy ảnh gắn trên tàu thăm dò vũ trụ Hằng Nga 5 đã chụp những bức hình này trước khi rời khỏi Mặt trăng hôm 3/12, mang theo các mẫu đất đá trở về Trái đất nghiên cứu.
Quốc kỳ Trung Quốc do tàu thăm dò Hằng Nga 5 cắm trên Mặt trăng ngày 3/12. (Ảnh: CNSA/CLEP).
Trong hai sứ mệnh thăm dò Mặt trăng trước đây, Trung Quốc chỉ cho in quốc kỳ lên lớp sơn phủ bên ngoài tàu vũ trụ nên đây là lần đầu tiên nước này thực sự cắm cờ trên vệ tinh của Trái đất.
Sứ mệnh Hằng Nga 5 là lần hạ cánh thành công thứ 3 của Trung Quốc trên Mặt trăng trong vòng 7 năm qua. Tờ Thời báo Hoàn cầu dẫn lời trưởng dự án Li Yunfeng tiết lộ, lá quốc kỳ được sử dụng trong sứ mệnh làm bằng vải, cao 90cm, rộng 20m và nặng khoảng 1kg. Nhóm đã gia cố thêm nhiều đặc tính nhằm giúp lá cờ chống chịu trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, cực lạnh trên Mặt trăng.
Một bức ảnh chụp từ góc nhìn trên tàu Hằng Nga 5 cho thấy lá cờ Trung Quốc được cắm ở mạn bên phải tàu. (Ảnh: CNSA/CLEP).
Theo BBC, Mỹ cắm lá quốc kỳ đầu tiên trên Mặt trăng trong sứ mệnh thăm dò có con người tham gia Apollo 11 năm 1969. Thêm 5 lá quốc kỳ của Mỹ được cắm trên bề mặt hành tinh này trong các sứ mệnh tiếp theo tới tận năm 1972.
Năm 2012, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) trích dẫn các hình ảnh vệ tinh cho thấy 5 lá cờ nói trên dường như vẫn đứng yên ở vị trí ban đầu. Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn báo chí, các chuyên gia cho rằng đó nhiều khả năng đây chỉ là những hình ảnh bị ánh sáng phát tỏa từ Mặt trời tẩy trắng.
Phi hành gia Mỹ Buzz Aldrin kể, lá cờ đầu tiên được cắm trên Mặt trăng ở vị trí quá gần tàu vũ trụ Apollo nên nó có khả năng bị thổi bay mất khi tàu cất cánh trở về Trái đất.

Tổng quan về sao Hỏa
Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Các nhà khoa học NASA phát hiện bằng chứng về vũ trụ song song, nơi thời gian chạy…ngược
Giống hệt như phim “The Twilight Zone”, nhóm các nhà khoa học NASA đang nghiên cứu tại Nam Cực đã phát hiện bằng chứng về một vũ trụ song song – nơi các quy tắc vật lý hoàn toàn đối lập với vũ trụ của chúng ta.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng
