Biến đổi khí hậu mang mưa đến châu Phi
Biến đổi khí hậu đang mang mưa quay trở lại khu vực vốn đang chịu hạn hán nghiêm trọng suốt nhiều thập kỷ qua ở châu Phi. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng không mấy lạc quan khi cảnh báo khí thải nhà kính có thể làm xáo trộn hệ thống khí hậu tự nhiên trên hành tinh.
Biến đổi khí hậu mang mưa quay lại châu Phi
Nhóm nghiên cứu tại Đại học Reading (Anh) đã chỉ ra rằng tình trạng gia tăng khí thải nhà kính trong khí quyển, gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu sẽ kéo những cơn mưa mùa quay trở lại khu vực Sahel, vùng tiếp giáp giữa sa mạc Sahara ở phía bắc châu Phi và vùng màu mỡ ở phía nam.
Sa mạc Sahara ở châu Phi - (Ảnh: AFP)
Các nhà khoa học đã phân tích sự gia tăng lượng mưa ở khu vực này từ những năm 1980 đến nay. Họ phát hiện 3/4 lượng mưa gia tăng là do mức độ khí thải nhà kính tăng.
"Điều này cho thấy biến đổi khí hậu có thế tác động rõ rệt đến nhiều nước và khu vực, theo những cách phức tạp hơn nhiều so với những hiểu biết đơn giản về hiện tượng nóng lên toàn cầu", giáo sư Rowan Sutton, người đứng đầu công trình nghiên cứu cho biết.
"Điều đặc biệt là chúng tôi đã dần tìm ra cách thức mà biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến lượng mưa. Những gì mà chúng tôi đang nghiên cứu cho thấy hoạt động của con người có ảnh hưởng lớn", ông Sutton nói thêm.
Một người phụ nữ ở miền bắc Kenya đang đi đến một trung tâm phân phối thực phẩm sau đợt hạn hán hồi năm 2005 - (Ảnh: Reuters)
Mặc dù khí hậu nóng lên toàn cầu đang mang lại lợi ích cho châu Phi, nhưng các nhà khoa học cảnh báo không thể lường trước những tác động của biến đổi khí hậu nếu khí thải nhà kính tiếp tục tích lũy trong khí quyển.
"Những tác động tích cực trong ngắn hạn là điều xảy ra ngẫu nhiên, không ai cố tình mang lại điều đó. Tuy nhiên, những thay đổi lớn như vậy cho thấy nếu chúng ta tiếp tục phát thải khí nhà kính thì sẽ làm xáo trộn nghiêm trọng hệ thống khí hậu tự nhiên", giáo sư Sutton phân tích.
Trong thập niên 70 và 80 của thế kỷ trước, một đợt hạn hán kéo dài đã gây ra nạn đói khủng khiếp, giết chết hơn 100.000 người ở nhiều nước châu Phi, một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Ethiopia.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
