Biến đổi khí hậu thay đổi diện mạo khu sinh quyển Cát Bà
Các chuyên gia cảnh báo biến đổi khí hậu đang tác động mạnh mẽ tới khu Dự trữ sinh quyển Cát Bà, Hải Phòng. Họ cho rằng cần sớm có kế hoạch giúp cộng đồng ứng phó với hiện tượng này.
Quần đảo Cát Bà được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới 29/10/2004. Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà có nhiều cảnh quan thiên nhiên, hang động kỳ vĩ, độc đáo với các di chỉ, di tích lịch sử nổi tiếng. Cát Bà trở thành một trong số ít các nơi phát triển mạnh mẽ tới hoạt động du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học.
Tuy nhiên, tại "Lớp tập huấn về biến đổi khí hậu cho các nhà báo" tuần trước, các nhà khoa học cho biết, trong vòng 50 năm, biến đổi khí hậu đã làm thay đổi diện mạo, địa chất vùng ven biển Cát Bà. Do đó, các chuyên gia cho rằng cần có kế hoạch sớm để bảo vệ khu dự trữ sinh quyển Cát Bà.
Theo ông Lê Thanh Tuyên, ban quản lý khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, trong thập kỷ qua nhiệt độ tại đây tăng 0,12 độ C. Nhiệt độ trung bình năm thời kỳ gần đây (1991 – 2007) tăng 0,4 độ C so với thời kỳ trước (1961 – 1990). Bên cạnh đó, tần số xoáy thuận nhiệt đới xuất hiện nhiều nhất trên đoạn bờ biển bắc bộ, khu vực có chứa đảo Cát Bà.
Một góc khu dự trữ sinh quyển Cát Bà. (Ảnh: Báo Hải Phòng)
"Gió bão gây triều cường lớn tại thị trấn Cát Hải, sương muối khiến cây héo lá và hàng loạt cây trồng chết. Năm 2009 xảy ra hiện tượng mưa đá, đầu năm 2011 xảy ra hiện tượng lốc xoáy. Thiên tai lũ lụt gia tăng khiến hiện tượng xói mòn, rửa trôi, sạt lở bờ biển", ông Tuyên nói thêm.
Ông Tuyên dẫn chứng, đi dọc bờ biển, trên vùng triều, sẽ dễ dàng bắt gặp dấu vết giếng nước, cống máng lô cốt, công sự, đài quan sát mà trước đây, địa điểm này từng là làng, là xóm, nơi đồn trú quân đội.
Theo kết quả điều tra nghiên cứu của Viện Tài nguyên - Môi trường biển vào đầu thế kỷ 20, nước biển ở Hải Phòng đã dâng lên mức 20cm trong khoảng 50 năm qua. Khoảng 10 năm qua nhiệt độ trung bình những tháng mùa đông, luôn ở mức cao hơn so với mức trung bình của khí hậu va vận có xu hướng tăng. Lượng mưa trung bình năm đang có xu hướng giảm dần.
Theo ông Mark Hawkes, chuyên gia tại khu dữ trự sinh quyển Cát Bà, hiện chưa có những đánh giá toàn diện, cụ thể những tác động của biến đổi khí hậu tới khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, nhưng những biểu hiện của nó tới đời sống người dân ngày càng hiện rõ.
"Đó là nguy cơ thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất trong mùa khô, tăng nguy cơ nhiễm mặn của một số giếng, diện tích nuôi trồng thủy sản nói riêng có nguy cơ giảm do nước biển dâng", ông Mark Hawkes cho hay.
Để giúp Cát Bà giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu, ông Hawkes đưa ra một số giải pháp như giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng, giảm khí CO2 và các thiết bị tiết kiệm chi phí nhiên liệu như xe điện. Hoặc phát triển các trang trại dùng khí biogas.
Biện pháp được nhiều chuyên gia ủng hộ là xây dựng kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu cho các nhóm cộng đồng riêng biệt ở từng lĩnh vực như nông nghiệp, thủy sản, giáo dục.
Khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà có tổng diện tích 26.140ha với 366 hòn đảo lớn nhỏ là khu vực có giá trị cao về đa đạng sinh học không chỉ trên đất liền mà còn ở khu vực biển xung quanh. Sinh vật biển đảo Cát Bà phong phú và đa dạng vào bậc nhất của các vùng đảo miền bắc Việt Nam. Nơi đây còn có nhiều loài động vật, thực vật có giá trị kinh tế cao.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
