Biến đổi khí hậu - “thủ phạm” gây cháy rừng và nắng nóng bất thường

Nhiệt độ tăng cao, đất đai khô cằn và nhiều cánh rừng lớn biến thành tro bụi - những hiện tượng bất thường này không còn bó hẹp ở một số quốc gia hay khu vực mà đang xảy ra hầu khắp trên thế giới. Từ vùng rừng Taiga ở Sibérie của Nga đến khu rừng Rockies rộng lớn ở Canada, miền Nam California (Mỹ) và Australia, các nhà khoa học đã tìm thấy những bằng chứng rõ ràng cho thấy tình trạng cháy rừng tràn lan hiện nay có nguồn gốc từ sự biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu - “thủ phạm” gây cháy rừng và nắng nóng bất thườngNghiên cứu của Viện Scripps (Mỹ) nhận thấy kể từ thập niên 1970 đến nay, số vụ cháy rừng lớn tăng vọt không chỉ ở Bắc Mỹ mà khắp trên thế giới. Khí hậu ấm lên, làm quá trình tan chảy băng diễn ra sớm hơn và hậu quả là mùa hè trở nên khô hanh hơn, là yếu tố chính dẫn đến hàng loạt các vụ cháy rừng trên diện rộng ở miền Tây nước Mỹ trong 3 thập niên qua, bao gồm cả những đám cháy tàn phá rừng ở phía Đông Los Angeles vừa qua.

Trước đó, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra kết luận tương tự ở Canada, nơi hiện nay mỗi năm trung bình có 2,56 triệu hécta rừng bị thiêu rụi so với mức 1 triệu hécta của những năm đầu thập niên 1970. Nghiên cứu chung của các nhà khoa học Mỹ, Nga và Canada cũng khẳng định hiện tượng biến đổi khí hậu có liên quan đến tình trạng cháy rừng ở Sibérie.

Năm nay, khu vực này trải qua mùa cháy rừng khốc liệt liên tiếp thứ 6 trong vòng 8 năm qua. Chuyên gia khí hậu Nadezda M. Tchebakova thuộc Viện Lâm nghiệp Sukachev (Nga) cho biết nhiệt độ trung bình vào mùa Đông ở phía Nam Sibérie giai đoạn 1980-2000 cao hơn từ 2-40C so với nhiệt độ trung bình của thập kỷ 1960. “Tuyết bắt đầu tan sớm vào mùa Xuân trong khi lượng mưa ngày một giảm. Sự kết hợp này là điều kiện thuận lợi để cháy rừng xảy ra trên phạm vi rộng hơn”, bà Nadezda nói. Dữ liệu do vệ tinh của viện này đưa ra cho thấy hơn 11,6 triệu hécta rừng - tương đương diện tích bang Pennsylvania ở Mỹ - đã bị thiêu rụi ở Nga từ đầu năm đến nay. Trong khi đó, ở đất nước Australia bị hạn hán triền miên, 2005 được ghi nhận là năm nóng nhất trong lịch sử nước này và mùa cháy rừng ngày một kéo dài hơn.

Ngoài những dữ liệu về nhiệt độ, lưu lượng dòng chảy và mức độ tan chảy băng được thu thập trong 34 năm qua ở các khu rừng miền Tây nước Mỹ, các nhà nghiên cứu cũng khảo sát sự thay đổi tập quán canh tác đất trồng và quản lý rừng nhưng nhận thấy đây là các yếu tố thứ yếu làm tăng đột biến các vụ cháy rừng. Mặc dù vậy, mối liên hệ giữa cháy rừng và biến đổi khí hậu không hiện hữu trên phạm vi toàn cầu. Các nhà chuyên môn thừa nhận cháy rừng vẫn là một hiện tượng phức tạp và ở nhiều khu vực trên thế giới con người vẫn là tác nhân chính, chẳng hạn như nông dân đốt rừng làm nương rẫy hay những kẻ cố ý gây hỏa hoạn. Trong khi đó, các yếu tố khác cũng có xu hướng làm tăng nguy cơ cháy rừng. Thời tiết ấm lên ở phương Bắc cũng kích thích sự hình thành sấm sét, tác nhân quan trọng gây cháy.

Biến đổi khí hậu - “thủ phạm” gây cháy rừng và nắng nóng bất thườngTheo Johann Goldammer - giám đốc Trung tâm theo dõi cháy rừng toàn cầu thuộc Đại học Freiburg (Đức), các khu rừng ở Bắc bán cầu có thể có mối quan hệ quyết định đến số phận của môi trường toàn cầu do rừng và đất rừng ở đây có chứa than bùn chiếm khoảng 1/3 lượng carbon tích trữ trong Trái đất. Các đám cháy rừng và than bùn giải phóng carbon dioxide vào khí quyển, thúc đẩy quá trình ấm lên của khí hậu và khi đó sẽ gia tăng các vụ cháy rừng. Goldammer cảnh báo rừng ở phương Bắc đang đối mặt với quả bom carbon và quá trình kích hoạt bom nổ đã bắt đầu.

Trong khi đó, thời tiết nắng nóng khắc nghiệt đã và đang ảnh hưởng không chỉ châu Âu, Mỹ, Canada mà cả nhiều nước Đông Á. Tình trạng bất thường này gây ngạc nhiên cho các chuyên gia khí tượng vốn cho hạn hán là vấn đề mang tính khu vực chứ không phải toàn cầu. Cuối tháng 7 vừa qua, các nhà khoa học dẫn kết quả phân tích bước đầu thời tiết nắng nóng kết hợp với những phạm vi bị ảnh hưởng cho thấy thời tiết bất thường này có liên quan đến tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra khắp hành tinh.

Tiểu ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của LHQ cho biết nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ 20 trung bình tăng 0,550C và quá trình trái đất ấm dần lên sẽ vẫn tiếp diễn cho đến khi nào các khí thải gây hiệu ứng nhà kính do con người tạo ra mà đa phần là carbon dioxide sinh ra từ quá trình đốt cháy nhiêu liệu hóa thạch còn tích tụ trong bầu khí quyển. Theo Trung tâm Dữ liệu Khí hậu quốc gia Mỹ, nửa đầu năm 2006 là giai đoạn khí hậu toàn cầu ấm nhất kể từ khi cơ quan này đi vào hoạt động năm 1895.

Năm tới, tiểu ban này sẽ công bố bản báo cáo cập nhật dữ liệu năm 2001 trong đó cho rằng nhiệt độ toàn cầu dự báo sẽ tiếp tục tăng 2 đến 50C trong thế kỷ 21 này kèm theo những hậu quả rất nặng nề cho con người và môi trường.

Dữ liệu về tình trạng nắng nóng toàn cầu do Cơ quan Khí tượng và Đại dương quốc gia Mỹ thu thập cho thấy hầu hết các bang ở Mỹ đang trải qua mùa hè với nhiệt độ trung bình cao hơn 3-70C so với những mùa khác trong năm. Riêng ở một số bang phía Tây, nhiệt độ tăng thêm đến 90C. Tại California, nhiệt độ ở Thung lũng chết lên đến 56,50C và nhiều thành phố duyên hải phía Tây nhiệt độ vượt ngưỡng 400C. Theo thống kê, đợt nắng nóng chưa từng có kéo dài hơn 3 tuần qua ở Mỹ đã làm hơn 150 người chết. Hôm 3-8 vừa qua, bang New York trải qua ngày nắng nóng kỷ lục với nhiệt độ lên tới 460C.

Tại Nam Mỹ, nhiệt độ ở Uruquay, Argentina, Chile và Brazil cao hơn trung bình 70C. Nhiệt độ cao hơn bình thường 7-90C cũng xảy ra tại nhiều nước châu Âu. Nghiêm trọng nhất ở Pháp, thời tiết nắng nóng kéo dài tháng qua là nguyên nhân làm 112 người chết. Tháng rồi được đánh dấu là tháng 7 nóng nhất ở Pháp trong vòng 55 năm qua, nhiệt độ tăng 3-40C so với bình thường. Pakistan, Bangladesh và miền Nam Ấn Độ cũng trải qua những ngày nhiệt độ cao hơn bình thường 30C trong khi miền Trung Trung Quốc nhiệt độ tăng thêm đến 50C.
(Theo SundayTimes, TTXVN)

Đỉnh Khang

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Một cách tuyệt vời để tái chế thứ rác thải nhựa độc hại, khó phân hủy. Dưới hình dạng những viên gạch ecobrick, ta bắt chúng tiếp tục phục vụ cuộc sống cho tới cuối vòng đời của nhựa thì thôi!

Đăng ngày: 22/07/2018
Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Dự báo hướng di chuyển của bão cũng giống như dự báo tốc độ di chuyển được xác định là hướng di chuyển trung bình (hướng chủ đạo) của cơn bão trong thời hạn 12h hoặc 24h.

Đăng ngày: 21/07/2018
Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Mới đây, nhân viên tại Công viên quốc gia Grand Teton của Mỹ đã phải tạm thời đóng cửa một số khu vực, khi các vết nứt trên mặt đất ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Đăng ngày: 20/07/2018
Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Ngày nay, internet dần trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, thậm chí, nó còn là nhu cầu thiết yếu giống như đồ ăn, thức uống vậy.

Đăng ngày: 19/07/2018
Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng

Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng "ít nhạy cảm"

Khu vực miền Trung luôn được ví là “rốn bão”, còn miền Nam lại hiếm khi có bão. Tuy nhiên, xu hướng bão đang có sự dịch chuyển dần về phía Nam và xuất hiện ở những vùng ít khi có bão.

Đăng ngày: 19/07/2018
Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Đêm 18/7, bão đã đổ bộ vào đất liền, vùng tâm bão khu vực ven biển các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá gió mạnh cấp 7.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News