Biến mèo thành điện thoại, sự thật khó tin nhưng có thật trong lịch sử
Năm 1929, hai nhà nghiên cứu tại Đại học Princeton, Mỹ đã tiến hành thực nghiệm biến đổi mèo thành điện thoại gây sửng sốt.
Giáo sư Ernest Glen Wever và trợ lý nghiên cứu Charles William Bray bắt tay thực hiện thí nghiệm có một không hai vào mùa xuân năm 1929.
Giáo sư Ernest Glen Wever và trợ lý nghiên cứu Charles William Bray.
Hành trang hai nhà nghiên cứu có trong tay chỉ là một con mèo và sự tò mò sáng tạo muốn truyền sóng tín hiệu xuyên qua một con vật. Sau đó, hai người bắt đầu tạo ra chiếc điện thoại mèo đầu tiên và duy nhất trên thế giới.
Ernest Glen Wever từng chia sẻ mục đích cuộc thí nghiệm để kiểm tra xem dây thần kinh thính giác cảm nhận âm thanh như thế nào. Rồi họ biến đổi một con mèo sống thành thiết bị giao tiếp của con người.
Hai nhà nghiên cứu đã tiêm thuốc gây mê cho con mèo rồi tiếp cận dây thần kinh thính giác của nó. Họ gắn một đầu dây "điện thoại" vào dây thần kinh thính giác mèo và đầu bên kia là hệ thống máy thu ở trong phòng cách âm.
Khi Bray nói vào tai của con mèo, Wever sẽ nghe thấy từ đầu bên kia trong phòng kín cách đó khoảng hơn 15 mét. Kết quả cho thấy Wever hoàn toàn nghe rõ những gì người đồng nghiệp nói với chất lượng âm thanh có độ chính xác cao. Và họ đã thành công ở bước đầu khi tạo ra điện thoại mèo.
Âm thanh khi truyền qua tai mèo trở nên to hơn, cường độ âm thanh trong thiết bị thu trở nên cao hơn.
Theo tờ History, bộ đôi đã cố gắng xác định xem phản ứng của dây thần kinh thính giác có tương quan với cường độ của sự kích thích hay không. Âm thanh khi truyền qua tai mèo trở nên to hơn, cường độ âm thanh trong thiết bị thu trở nên cao hơn. Điều này khẳng định tần số của dây thần kinh thính giác tương quan với tần số của âm thanh.
Tuy nhiên, sau đó con mèo đã chết vì sóng xung kích và hoạt động nghiên cứu đã bị ngừng lại. Tất nhiên, thí nghiệm xảy ra rất lâu trước khi hiệp hội bảo vệ động vật thế giới ra đời.
Nghiên cứu của Ernest Glen Wever và đồng nghiệp được công nhận là tạo tiền đề cho sự phát triển của cấy ốc tai điện tử hiện đại sau này.

Truyền thuyết và ý nghĩa của hoa Tulip
Hoa Tulip tượng trưng cho sự nổi tiếng, giàu có và tình yêu hoàn hảo. Có lẽ vì nó nở vào mùa xuân, khi bóng tối của những ngày đông đã bị xóa nhòa, Tulip còn trở thành biểu tượng cho cuộc sống vĩnh hằng.

Những cấm kị nên biết khi tặng tiền lì xì
Lì xì là một tục lệ đẹp trong dịp Tết Nguyên đán ở nhiều nước châu Á. Tuy nhiên, không ít người chú ý đến những việc nên và không nên khi tặng bao lì xì.

12 mưu kế nổi tiếng nhất thời đại Gia Cát Lượng vẫn còn giá trị đến ngày nay (Phần 3)
Sau đây là những mưu kế nổi bật nhất được đời đời truyền tụng, như những giai thoại có một không hai trong sử sách.

Pháo hoa hoạt động như thế nào?
Vào những dịp lễ lớn trên khắp thế giới thì pháo hoa luôn được mang ra trình diễn ở những nơi công cộng với những cảnh quan hoành tráng đầy màu sắc và âm thanh.

Dầu chống rỉ sét RP7 là gì?
Dầu chống rỉ sét RP7 là loại dầu được đóng gói dưới dạng chai xịt đa dụng, có nhiều tác dụng chống rỉ (gỉ) sét, bôi trơn, bảo vệ kim loại chống ăn mòn,… cho các động cơ.

Bộ lạc cho phụ nữ "quan hệ" thoải mái trước khi lấy chồng
Trong nhiều thế kỷ qua, bộ lạc du mục Tuareg đã đi khắp sa mạc Sahara, sống rải rác từ Libya cho đến Algeria, Niger và Mali của châu Phi, theo trang Every Culture.
