Đại tuyệt chủng lần 6 đang diễn ra nhanh hơn nhiều so với mọi dự báo, lỗi hoàn toàn do con người

Tuyệt chủng là sự suy giảm rõ rệt mức độ phong phú và đa dạng các loài sinh vật lớn Hiện tượng này diễn ra khi tốc độ tuyệt chủng tăng nhanh so với tốc độ hình thành loài. Từ khi sự sống xuất hiện trên Trái đất, hành tinh của chúng ta đã trải qua 5 sự kiện tuyệt chủng hàng loạt, với 50% số loài động thực vật trở lên bị tuyệt diệt. 

Trong hầu hết các đợt đại tuyệt chủng, khoảng 70-95% chủng loài thực vật, động vật và vi sinh vật từng tồn tại trên hành tinh đã biến mất. Đợt đại tuyệt chủng xảy ra gần đây nhất (0và cũng được biết đến nhiều nhất) diễn ra cách đây 66 triệu năm, khi một thiên thạch khổng lồ đâm vào Trái đất khiến 75% sự sống trên Trái đất, bao gồm cả khủng long bị xóa sổ hoàn toàn.

Đại tuyệt chủng lần 6 đang diễn ra nhanh hơn nhiều so với dự báo

Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học liên tục cảnh báo chúng ta đang ở giai đoạn giữa của cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6 của Trái đất. Nguy hiểm ở chỗ, 5 lần đại tuyệt chủng trước đều có nguyên nhân là các thảm hoạ tự nhiên, như núi lửa phun, thiên thạch đâm vào Trái đất. Tuy nhiên, với riêng đợt đại tuyệt chủng lần thứ 6, thủ phạm gây ra sự biến mất trên diện rộng của các loài động vật lại chính là con người.

Đại tuyệt chủng lần 6 đang diễn ra nhanh hơn nhiều so với mọi dự báo, lỗi hoàn toàn do con người
Con người là nguyên nhân chính gây ra cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6 này.

Đáng báo động hơn, tốc độ diễn ra đợt đại tuyệt chủng lần thứ 6 trên Trái đất lại nhanh hơn nhiều so với mọi dự báo, ít nhất là trong vài thập niên gần đây, theo nghiên cứu mới nhất đăng trên tạp chí khoa học Proceedings của Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ (PNAS).

Giáo sư Gerardo Ceballos González, một trong các tác giả của nghiên cứu, cho biết khoảng 173 chủng loài đã biến mất chỉ trong hơn một thập kỷ, từ năm 2001 đến 2014.

"Đã có 173 chủng loài bị tuyệt chủng. Tốc độ tuyệt chủng đã nhanh hơn 25 lần so với điều kiện tiến hoá bình thường của tự nhiên. Nếu tính trong 100 năm qua, hơn 400 loài động vật có xương sống đã biến mất, với nguyên nhân chủ yếu là do con người. Trong khi đó, quá trình này bình thường phải kéo dài trong ít nhất 10.000 năm".

"Đây hoàn toàn là lỗi của chúng ta", giáo sư Gerardo nhấn mạnh.

Đặc biệt, quá trình này còn diễn ra nhanh và mạnh mẽ hơn khi các đại dương đang không ngừng nóng dần lên, nạn phá rừng và biến đổi khí hậu đang khiến sự đa dạng của thảm thực vật bị xâm hại nghiêm trọng, cũng như số lượng động vật đang giảm xuống với tốc độ nhanh chưa từng thấy qua từng năm

Đại tuyệt chủng lần 6 đang diễn ra nhanh hơn nhiều so với mọi dự báo, lỗi hoàn toàn do con người
Khoảng 75% đất đai và và 66% hệ sinh thái biển của Trái đất đã bị biến đổi dưới nhiều hình thức.

Theo ước tính của các nhà khoa học, 1 triệu trong tổng số 8 triệu loài động thực vật trên thế giới đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài giờ đây đang cao hơn ít nhất hàng chục lần so với mức trung bình của 10 triệu năm.

Kể từ khi hình thành nên các nền văn minh sơ khai cho tới nay, con người đã thay đổi đáng kể môi trường sống trên Trái đất. Khoảng 75% đất đai và và 66% hệ sinh thái biển của Trái đất đã bị biến đổi dưới nhiều hình thức. Chính con người cũng là tác nhân phá hủy hệ sinh thái tự nhiên, góp phần xóa sổ 600 loài thực vật trong 250 năm qua. Do tác động của con người, tốc độ tuyệt chủng của một loài thực vật nhanh hơn tới 500 lần. 

Đáng lo ngại hơn, sự biến mất của một số động thực vật sẽ tạo ra "hiệu ứng domino tuyệt chủng". Trong tự nhiên, tất cả các loài động vật đều có mối liên hệ mật thiết với nhau theo nhiều cách. Theo ghi nhận từ nhóm nghiên cứu của PNAS, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng tập trung chủ yếu ở các khu vực đang bị bàn tay con người tác động mạnh. Việc mất đi thậm chí một loài cũng có thể phá vỡ chuỗi thức ăn, dẫn đến hậu quả là toàn bộ cộng đồng sinh học sụp đổ theo.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thú vị viên socola lấp lánh màu cầu vồng ăn được có một không hai trên thế giới

Thú vị viên socola lấp lánh màu cầu vồng ăn được có một không hai trên thế giới

Bạn thường trông thấy những viên socola một màu, dù vị ngon ngọt của chúng có thể khiến bạn mê mẩn nhưng chắc hẳn cũng có lần màu đơn sắc khiến bạn nhàm chán.

Đăng ngày: 03/06/2020
Món kiến mông to - đặc sản ngon khó cưỡng của Colombia

Món kiến mông to - đặc sản ngon khó cưỡng của Colombia

Một số thực khách cho rằng món kiến mông to của Colombia có hương vị giống như đậu phộng, bì lợn chiên giòn và trứng cá tầm. Chính bởi hương vị đặc biệt mà món này đã trở thành đặc sản nổi tiếng tại Colombia.

Đăng ngày: 03/06/2020
Sự thật về những ngôi mộ

Sự thật về những ngôi mộ "ma cà rồng" gây kinh hãi ở Mỹ

Thế kỷ 17, nhiều gia đình ở New England (Mỹ) khai quật mộ người thân do nghi ngờ họ biến thành loài quỷ hút máu được gọi là ma cà rồng.

Đăng ngày: 02/06/2020
Kỷ lục mới về liên đới lượng tử

Kỷ lục mới về liên đới lượng tử

Các nhà khoa học Tây Ban Nha đã tạo thành công trạng thái liên đới lượng tử trong hệ thống 15 nghìn tỷ nguyên tử nóng và hỗn loạn. Đây là số lượng nguyên tử lớn hơn 100 lần so với kỷ lục trước đó.

Đăng ngày: 02/06/2020
10 điều thú vị lần đầu tiên xảy ra trên Internet

10 điều thú vị lần đầu tiên xảy ra trên Internet

Dưới đây là 10 điều thú vị về những lần đầu tiên xảy ra trên Internet như người đầu tiên gửi email, người tải bức hình đầu tiên…

Đăng ngày: 02/06/2020
18 tháng kinh hoàng nhất lịch sử: Mặt trời biến mất, con người không nhìn thấy bóng của mình vào giữa trưa

18 tháng kinh hoàng nhất lịch sử: Mặt trời biến mất, con người không nhìn thấy bóng của mình vào giữa trưa

Các nhà khoa học tin rằng vào mùa xuân năm 536 đã xảy ra nhiều thảm kịch liên tiếp và bắt đầu thời kỳ khắc nghiệt nhất, đe doạ sự tồn vong của con người.

Đăng ngày: 02/06/2020
Vì sao Trung Quốc có 494 vị Hoàng đế, nhưng chỉ 4 người được coi là

Vì sao Trung Quốc có 494 vị Hoàng đế, nhưng chỉ 4 người được coi là "Thiên cổ nhất đế"?

Trung Quốc chứng kiến sự thịnh suy của 24 triều đại với tổng cộng 494 vị hoàng đế, trong đó, để được xưng là "Thiên cổ nhất đế" lại chỉ có 4 người.

Đăng ngày: 02/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News