Biến phân người thành nhiên liệu và phân bón giàu dinh dưỡng
Phân của bạn có thể sẽ sớm được sử dụng như một nhiên liệu có thể tái sử dụng, nhờ một kĩ thuật mới được các nhà nghiên cứu sáng chế.
Kĩ thuật mới này được tìm ra bởi các nhà nghiên cứu đến từ Đại họcBen-Gurion của Negev, và cho ra đời một loại nhiên liệu an toàn, từ nguồn tái sử dụng, đồng thời cho một loại phân bón giàu chất dinh dưỡng.
Nó được thực hiện qua một quy trình công nghê gọi là carbon hóa thủy nhiệt, theo đó phân người được nung nóng trong một nồi áp suất.
Phương pháp này sẽ biến phân thành hydrochar – một loại nhiên liệu sinh khối an toàn, có thể tái sử dụng, tương tự như than.
Phát hiện này giải quyết hai thách thức chính trong thế giới đang phát triển – vệ sinh, và nhu cầu năng lượng gia tăng.
Kĩ thuật này gồm đun nóng phân trong nồi áp suất - (Ảnh từ Đại học Ben-Gurion, Negev).
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 892 triệu người vẫn “đi vệ sinh nặng” ngoài trời, do thiếu các phương tiện vệ sinh cơ bản.
Giáo sư Amit Gross, chủ nhiệm nghiên cứu, cho hay: “Chất bài tiết của người được cho là nguy hiểm do khả năng truyền bệnh của chúng. Dù chứa nhiều chất dinh dưỡng hữu cơ như nitrogen, phốt-pho và kali, chất bài tiết của người còn chứa nhiều chất gây ô nhiễm cực nhỏ từ các dược phẩm, có thể dẫn tới các vấn đề về môi trường nếu không được phân hủy hay tái sử dụng đúng cách”.
Kĩ thuật này cũng có thể giúp cung cấp một nguồn năng lượng ổn định cho hàng triệu người hiện đang phụ thuộc vào các tài nguyên ít thân thiện với môi trường hơn, như gỗ.
Giáo sư Gross bổ sung: “Bằng cách xử lý phân người đúng cách, chúng ta có thể giải quyết những vấn đề này cùng một lúc”.

Hang động pha lê độc đáo nhất thế giới
Được biết đến là một trong những hang động bí ẩn nhất thế giới, hang động pha lê (Caves crystal) luôn là sức hút lớn với các nhà khoa học thám hiểm.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khí hậu Địa Trung Hải
Các loại hình khí hậu trên thế giới rất đa dạng, các nhà thủy văn học thường căn cứ vào đặc điểm của vùng để đặt tên cho khí hậu như: khí hậu sa mạc, khí hậu thảo nguyên, khí hậu rừng mưa,... duy có kh&iacu

Tại sao những vùng rừng núi thường mưa nhiều?
Theo thống kê, lượng mưa đo được ở những vùng có mật độ rừng núi che phủ lớn gấp mấy lần ở những nơi không có rừng núi. Lượng mưa nhiều hay ít được quyết định bởi lượng hơi nước trong không khí.

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.
