Biến vi khuẩn “ma cà rồng” thành kháng sinh sống

Các nhà khoa học Mỹ cho rằng có thể sử dụng một vi khuẩn giống ma cà rồng - chuyên "hút máu" một số vi khuẩn khác - làm thuốc kháng sinh sống cho nhiều loại bệnh truyền nhiễm.

Loại vi khuẩn này có tên Micavibrio aeruginosavorus, được phát hiện sống trong nước thải cách đây gần 30 năm, nhưng đã không được nghiên cứu rộng rãi do nó khó nuôi cấy khi sử dụng những kỹ thuật vi sinh vật học truyền thống.

Tuy nhiên, chuyên gia nghiên cứu Martin Wu và các cộng sự thuộc ĐH Virginia đã giải mã được hệ gien của nó và đang tìm hiểu nó sinh sống như thế nào, theo trang tin Top News.

Vi khuẩn này “kiếm sống” bằng cách tìm kiếm con mồi là một số vi khuẩn khác và sau đó gắn chính mình lên thành tế bào của nạn nhân và hút chất dinh dưỡng của con mồi.

Không giống như hầu hết vi khuẩn khác thường hút chất dinh dưỡng từ môi trường xung quanh, vi khuẩn M. aeruginosavorus chỉ có thể tồn tại và phát triển bằng cách hút dinh dưỡng từ vi khuẩn khác. Hành động này giết chết con mồi của nó và vì thế khiến nó trở thành một tác nhân mạnh mẽ tiềm tàng để tiêu diệt mầm bệnh.

Một loại vi khuẩn mà nó nhắm đến là Pseudomonas aeruginosavorus, vốn là thủ phạm chính gây bệnh nhiễm trùng phổi nghiêm trọng ở bệnh nhân xơ nang.

“Các nhà nghiên cứu bệnh học cuối cùng có thể sử dụng loại vi khuẩn này để dĩ độc trị độc, nghĩa là một vi khuẩn tích cực săn lùng và tấn công một số vi khuẩn khác cực kỳ nguy hại cho con người”, ông Wu nhận xét.

“Có thể một kháng sinh sống như M. aeruginosavorus, do nó đặc biệt nhắm đến một số mầm bệnh nhất định, có khả năng giảm sự phụ thuộc của chúng ta vào các loại thuốc kháng sinh truyền thống và giúp giảm thiểu vấn đề kháng thuốc mà chúng ta đang phải đối mặt", ông Wu khẳng định.

Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên chuyên san BMC Genomics.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Các loài côn trùng

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy

Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.

Đăng ngày: 19/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News