Biệt đội bạch tuộc "đột kích" bờ biển khiến nhiều người ngỡ ngàng

Lý giải cho hành vi "đột kích" này của bạch tuộc là gì? Tại sao đội bạch tuộc lại bò lên bờ?

Bạch tuộc là một loài vật kỳ lạ. Chúng có 8 chi - đúng hơn là xúc tu, máu màu xanh, và có đến 4 trái tim. Chúng cũng là một trong những sinh vật có trí thông minh lớn nhất thế giới (dù vẻ ngoài có vẻ không giống như thế).

Và mới đây, sự kỳ lạ của bạch tuộc lại tiếp tục dâng cao, khi người ta phát hiện thấy cả một biệt đội bạch tuộc bỗng dưng... bò lổm ngổm trên bờ.

Cụ thể, đoạn video trên do một nhóm du khách ghi lại được trên đường di chuyển tại bờ biển Ceredigion (Xứ Wales, Anh Quốc). Có tới hơn 20 chú bạch tuộc từ dưới mặt nước trườn bò lên bờ vào khoảng sau 10h tối.

"Chúng từ dưới biển bò lên bờ, còn chúng tôi chẳng biết điều gì đã gây ra chuyện đó" - Brett Jones, trưởng đoàn du lịch cho biết.

"Có lẽ lý do là vì thời tiết trên biển gần đây có phần dữ dội, nhưng đúng là tôi chưa thấy chuyện này bao giờ. Chúng giống như đang đi bộ trên bờ biển vậy".

Trên thực tế, đây không phải lần đầu hiện tượng bạch tuộc đột kích bờ biển xảy ra. Năm 2011, có một đoạn phim về bạch tuộc bò lên cạn tại Khu bảo tồn đại dương thuộc San Mateo, California. Năm 2015, tiến sĩ David Attenborough cũng thực hiện một phim tài liệu cho BBC về cảnh bạch tuộc bò lên cạn săn mồi.

Biệt đội bạch tuộc đột kích bờ biển khiến nhiều người ngỡ ngàng
Thủy triều rút, nhiều loài bạch tuộc bắt đầu xuất hiện để "săn mồi trên các vũng nước còn sót lại".

Theo Juilan Finn từ Viện bảo tàng Victoria (Úc), đây thực chất không phải là hành vi hiếm ở bạch tuộc. Vấn đề ở đây là bạch tuộc sống về đêm, nên con người thường không quan sát được hiện tượng này.

Nhưng tại sao chúng phải làm vậy? Finn cho biết, nhiều khả năng là vì tìm đồ ăn. Vào ban đêm, thủy triều rút, nhiều loài bạch tuộc bắt đầu xuất hiện để "săn mồi trên các vũng nước còn sót lại".

Bạch tuộc thở bằng mang, nên chúng cần nước để tồn tại. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể sống trên cạn trong một khoảng thời gian ngắn, miễn là cơ thể và làn da đủ độ ẩm. Chúng có khả năng hấp thụ oxy qua da.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thuỷ triều đen thực ra chỉ là câu nói nghĩa bóng của những đợt tràn dầu biển, những đợt hàng hoá có hại nhập lậu, ô nhiễm môi trường.

Đăng ngày: 26/03/2018
Cá ngừ ba tạ gây náo loạn ở trang trại cá hồi

Cá ngừ ba tạ gây náo loạn ở trang trại cá hồi

Con cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương 300kg được các nông dân nuôi cá hồi ngoài khơi quần đảo Hebrides giải cứu khi xuất hiện trong bãi quây.

Đăng ngày: 30/10/2017
Sinh vật kì dị xâm chiếm bờ biển khiến nhiều người hoang mang

Sinh vật kì dị xâm chiếm bờ biển khiến nhiều người hoang mang

Tờ SF Gate đưa tin một loài vật kì dị như đến từ ngoài hành tinh đã xuất hiện và nhanh chóng phủ trắng cả bãi biển Monterey thuộc bang California (Mỹ).

Đăng ngày: 28/10/2017
Cá mặt người cái chuyển giới lấn át cá đực

Cá mặt người cái chuyển giới lấn át cá đực

Các chuyên gia ghi lại quá trình một con cá bàng chài cái thay đổi giới tính, trở nên to lớn hơn cá đực.

Đăng ngày: 26/10/2017
Cá vẩu 7 tạ phi thân trên mặt nước đớp gọn chim nhạn

Cá vẩu 7 tạ phi thân trên mặt nước đớp gọn chim nhạn

Một con cá vẩu khổng lồ thách thức trọng lực khi phi thân trên mặt nước đớp gọn chim nhạn biển bay ngang qua ở ngoài khơi Seychelles, Đông Phi.

Đăng ngày: 24/10/2017
Cá mập mới sinh tập bơi theo mẹ dưới nước

Cá mập mới sinh tập bơi theo mẹ dưới nước

Hai con cá mập nhỏ nhẹ nhàng uốn mình bơi theo mẹ ở ngoài khơi đảo Kangaroo, Australia.

Đăng ngày: 20/10/2017
Thủ phạm sau những đụn cát đùn lên như rắn dưới đáy biển

Thủ phạm sau những đụn cát đùn lên như rắn dưới đáy biển

Thợ lặn Vital Bazarov trông thấy những đụn cát đùn lên như rắn ngoằn ngoèo phía bên dưới khi đang bơi ở Biển Đỏ ngoài khơi Ai Cập hồi cuối tháng 9, theoIFL Science.

Đăng ngày: 19/10/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News