Bờ biển xói mòn hé lộ 6 hài cốt hàng trăm năm tuổi

Hài cốt nằm ở vách đá sát biển và khó tiếp cận, nhiều khả năng thuộc về những nạn nhân đắm tàu.

Bờ biển xói mòn hé lộ 6 hài cốt hàng trăm năm tuổi
Các mẩu xương nằm ở vị trí khó tiếp cận. (Ảnh: BBC).

Các nhà khảo cổ thuộc Tổ chức Khảo cổ Glamorgan-Gwent (GGAT) và Đại học Cardiff phối hợp với nhóm chuyên gia từ Cơ quan Tài nguyên Thiên nhiên Wales khai quật hài cốt của ít nhất 6 người nằm ở sườn dốc sát bờ biển Glamorgan Heritage, BBC hôm 17/11 đưa tin.

Quá trình khai quật khá phức tạp và được thực hiện trong 8 ngày. Các chuyên gia về dây thừng leo núi tại tổ chức Adventure Alternative hỗ trợ nhóm nghiên cứu để đảm bảo công việc diễn ra an toàn.

Bờ biển xói mòn hé lộ 6 hài cốt hàng trăm năm tuổi
Nhóm nghiên cứu sử dụng dây thừng chịu lực để tiến hành khai quật. (Ảnh: BBC).

"Nhiều đoạn xương bị thất lạc dưới biển. Trong số hài cốt, có một người trẻ hơn được chôn tách biệt. Những người còn lại chôn cạnh nhau, thậm chí đặt chung trong một mộ", theo giáo sư Jacqui Mulville, Đại học Cardiff.

Theo nhận định mới nhất nhóm nghiên cứu cho rằng họ có thể là người Tudor hoặc Stuart thiệt mạng do đắm tàu. "Chúng tôi sẽ tiến hành phân tích sau khi khai quật để hiểu thêm về quá khứ và tìm ra danh tính của họ", Mulville bổ sung.

Sử dụng phương pháp định tuổi bằng đồng vị carbon, các nhà khoa học kết luận những bộ hài cốt này tồn tại từ cuối thế kỷ 16 hoặc đầu thế kỷ 17. Nhóm nghiên cứu dự định phân tích hài cốt chi tiết hơn vào năm 2020.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện ngôi đền cự thạch 3.000 năm tuổi ở Peru

Phát hiện ngôi đền cự thạch 3.000 năm tuổi ở Peru

Các nhà khoa học công bố phát hiện một ngôi đền cổ thờ phụng thần nước, từng là nơi diễn ra nghi lễ cầu cho đất đai màu mỡ.

Đăng ngày: 17/11/2019
Một đế chế cổ đại có thể đã sụp đổ vì biến đổi khí hậu

Một đế chế cổ đại có thể đã sụp đổ vì biến đổi khí hậu

Nghiên cứu mới cho rằng chính biến đổi khí hậu là nguyên nhân khiến đế chế Neo-Assyria, siêu cường vùng cận đông tồn tại gần 300 năm, tàn lụi vào thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên.

Đăng ngày: 17/11/2019
Loài chim nguyên thủy cùng thời khủng long

Loài chim nguyên thủy cùng thời khủng long

Hóa thạch 120 triệu năm tuổi được tìm thấy ở Nhật Bản tiết lộ một trong những loài chim cổ xưa nhất trên Trái Đất.

Đăng ngày: 16/11/2019
Bên dưới thủ đô của Mexico là một thủ đô cổ xưa khác

Bên dưới thủ đô của Mexico là một thủ đô cổ xưa khác

Chỉ vài mét phía dưới thủ đô hiện đại của Mexico, một loạt các đền thờ, cung điện và hiện vật từ một vương quốc cổ đại đang được khai quật.

Đăng ngày: 15/11/2019
Loài vượn khổng lồ ở Đông Nam Á thời tiền sử

Loài vượn khổng lồ ở Đông Nam Á thời tiền sử

Gigantopithecus blacki, vượn khổng lồ sống cách đây 9 triệu năm, cao 3 mét và nặng 6 tạ, được coi là loài linh trưởng lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất.

Đăng ngày: 14/11/2019
Xác tàu thời Trung Cổ chìm dưới đáy sông

Xác tàu thời Trung Cổ chìm dưới đáy sông

Các nhà khảo cổ từ Đại học Samara Polytech đến kiểm tra xác tàu nằm ở độ sâu 10 m dưới sông Volga, gần thành phố Samara.

Đăng ngày: 14/11/2019
Một loài người khác tuyệt chủng vì

Một loài người khác tuyệt chủng vì "hôn phối tử thần" với tổ tiên chúng ta

Các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra sự kiện bất ngờ có thể là nguyên nhân khiến loài người Neanderthals cổ đại tuyệt chủng, khiến địa cầu chỉ còn một loài duy nhất thuộc chi Người – là chúng ta.

Đăng ngày: 13/11/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News