Bộ đồ bay điện của BMW lập kỷ lục thế giới
Vận động viên nhảy dù Peter Salzmann đoạt kỷ lục Guinness khi hoàn thành chuyến bay đầu tiên bằng bộ đồ bay điện.
Peter Salzmann thực hiện chuyến bay lập kỷ lục. (Video: Guinness).
Sinh tại Australia, Salzmann phát triển niềm đam mê với nhảy dù BASE. Người tham gia môn thể thao này không nhảy từ máy bay mà nhảy từ vật thể cố định như tòa nhà, cầu và vách đá. Trong khi một số người nhảy dù BASA thích sử dụng bộ đồ bay để di chuyển xa hơn từ địa điểm nhảy, nhiều người thử nghiệm động cơ đẩy điện để đạt tốc độ ngang cao hơn và bay lơ lửng lâu hơn.
Salzmann cộng tác với BMWi, một chi nhánh của BMW chuyên về động cơ đẩy điện vào năm 2017. Cùng với BMWi, Salzmann chế tạo một thiết bị đặt dưới ngực hoạt động nhờ motor điện. Thoạt nhìn, cỗ máy trông giống một chiếc tàu ngầm tý hon, nhưng bộ cánh bằng carbon của thiết bị này có thể xoay tròn ở tốc độ ấn tượng 25.000 vòng/phút.
Bộ đồ cung cấp cho anh lực đẩy để đạt tốc độ tối đa 299km/h.
Với một động cơ 7,5 kW, mỗi cánh quạt nén khí và đẩy ra ở áp suất cao hơn, cung cấp lực đẩy mà Salzmann có thể sử dụng để tăng tốc cũng như tăng độ cao. Thiết bị hoạt động nhờ bộ pin lithium-ion 50 V, có thể kích hoạt bằng nút điều khiển ở cánh trái của bộ đồ bay.
Khi Salzmann nhảy từ trực thăng đang bay ở độ cao 3.000 m, bộ đồ cung cấp cho anh lực đẩy để đạt tốc độ tối đa 299km/h. Trong khi đó, motor điện thông thường chỉ tạo ra tốc độ bằng 1/3 mức đó. Lực đẩy do motor điện cung cấp trong 15 phút không chỉ giúp Salzmann bay qua đỉnh núi mà còn mang đến cho anh kỷ lục Guinness khi hoàn thành chuyến bay đầu tiên bằng bộ đồ bay điện.

Ngôi nhà di động có thể "bò" trên mọi địa hình
Nhà thông minh di chuyển bằng 6 chân có thể đi trên mọi địa hình như đồi dốc và hẻm núi, đáp ứng nhu cầu làm việc, sinh hoạt và du lịch trong thời Covid-19.

Trung Quốc dự định lắp cánh để tăng tốc tàu viên đạn
Tàu viên đạn có thể đạt tốc độ 450 km/h nhờ lắp thêm bộ cánh trên nóc tàu, giúp tăng lực nâng và tiết kiệm chi phí.

Ấn Độ phát triển công nghệ biến tóc người thành phân bón, thức ăn cho vật nuôi
Các nhà khoa học Ấn Độ đã phát triển một giải pháp bền vững giúp chuyển đổi chất thải keratin như tóc người, lông cừu và lông gia cầm thành phân bón, thức ăn cho vật nuôi.

IBM phát triển chip lượng tử mạnh nhất thế giới
IBM ra mắt Eagle, chip lượng tử mạnh nhất thế giới với 127 qubit, đánh dấu bước tiến quan trọng giúp máy tính lượng tử thương mại vượt qua máy tính thông thường.

Loài cá ký sinh có bộ răng đáng sợ này đã truyền cảm hứng để chế tạo robot
Cũng may hút máu không nằm trong chương trình của robot này.

Các nhà khoa học phát triển robot tự động gieo hạt trên sa mạc
Robot A'seedbot trang bị pin năng lượng mặt trời, có thể sạc vào ban ngày rồi hoạt động vào ban đêm trong bán kính 5 km.
