Bộ lọc nước sạch từ đất sét và mùn cưa

Từ lâu, người ta đã biết khả năng kháng khuẩn của nguyên tố bạc, được sử dụng rộng rãi trong các bộ lọc nước.

Tuy nhiên, vừa giúp tạo ra nước sạch, vừa đóng góp vào sự phát triển kinh tế cho địa phương là dự án mà Đại học Virginia (Mỹ) đang triển khai. Hai thiết bị PureMadi và MadiDrops là một phần trong chương trình cung cấp nước sạch cho cộng đồng dân cư ở Nam Phi. Theo lãnh đạo chương trình, kỹ sư môi trường James Smith và tiến sĩ Rebecca Dillingham, thì từ “madi” trong ngôn ngữ Tshivenda ở Nam Phi có nghĩa là “nước”.

Bộ lọc PureMadi trông giống như một chậu hoa, vừa có khả năng loại bỏ cặn cơ học, vừa diệt khuẩn. Thiết bị lọc không phải mang từ nơi xa xôi nào đến mà sẽ được dân làng chế tạo. Theo đó, đất sét lấy ở địa phương được trộn với mùn cưa và nước theo tỷ lệ thích hợp, ép vào khuôn rồi cho vào lò nung.

Bộ lọc nước sạch từ đất sét và mùn cưa

Mùn cưa bị cháy trong quá trình nung sẽ để lại những lỗ trống li ti trong cấu trúc bộ lọc gốm. Chúng đủ lớn cho phép nước được lọc qua với tốc độ 3 lít/giờ và đủ nhỏ để giữ lại các tạp chất. Bên cạnh đó, một phần mùn cưa khi cháy sẽ có tác dụng như than hoạt tính nên khử mùi khá tốt. Một lớp tráng nano bạc sẽ làm nhiệm vụ diệt khuẩn để tạo ra sản phẩm cuối là nước sạch.

Khi sử dụng chỉ cần đặt bộ lọc trên một thùng chứa có dung tích chừng 20 lít, cho nước vào và từ từ chờ nhận sản phẩm. Theo tạp chí Gizmag thì 99,9% tác nhân gây bệnh đã bị giữ lại hoặc tiêu diệt. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn nước sạch ở các nước đang phát triển.

Còn thiết bị MadiDrops là một "viên thuốc” khi bỏ vào xô nước sẽ làm nhiệm vụ diệt khuẩn nhờ những hạt nano bạc. Người ta có thể lọc trước nước bẩn rồi cho MadiDrops vào. Với cấu trúc gọn nhẹ, giá thành rẻ, tiện dụng, dễ bảo quản vận chuyển nên MadiDrops hứa hẹn sẽ phục vụ đắc lực cho đại chúng. Gizmag cho biết một bộ lọc PureMadi có hiệu quả trong vòng 2-5 năm, viên MadiDrops có tác dụng trong vòng 6 tháng.

Chương trình nước sạch đang tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương. Hiện tại một nhà máy ở tỉnh Limpopo có khả năng sản xuất 500-1.000 bộ lọc mỗi tháng. Theo kế hoạch của Đại học Virginia thì sẽ tiếp tục xây dựng 10-12 nhà máy trong một thập niên không chỉ tại Nam Phi mà còn ở nhiều nước khác. Mục tiêu là cung cấp nước sạch cho ít nhất nửa triệu người mỗi năm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Chất thải hạt nhân vẫn luôn là mối lo ngại chính yếu về môi trường, nhưng sớm thôi, nó có thể trở thành một nguồn năng lượng sạch.

Đăng ngày: 01/12/2016
Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Thuyền năng lượng mặt trời Ngọc Lưu được lắp 80 tấm pin năng lượng mặt trời, có thể chở 50 - 60 khách, bắt đầu hoạt động ở sông Đại Đồng, Bình Nhưỡng, Triều Tiên.

Đăng ngày: 28/11/2016
Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Washington đang đầu tư mạnh cho các phương tiện chiến đấu không người lái dưới nước nhằm thống trị đáy đại dương qua đó nắm lợi thế trước đối phương.

Đăng ngày: 28/11/2016
Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Xe hơi sẽ được trang bị thêm các công nghệ tiên tiến như hệ thống kiểm soát hành trình, hỗ trợ đi đúng làn đường, phanh tự động, lái tự động trong 10 năm tới.

Đăng ngày: 28/11/2016
Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Chiếc máy lọc không khí do một công ty Hà Lan thiết kế cho kết quả đáng thất vọng trước tình trạng ô nhiễm khói mù nghiêm trọng ở Bắc Kinh.

Đăng ngày: 27/11/2016
Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Những giây phút làm thủ tục tại sân bay sẽ dễ chịu hơn nếu bạn được trò chuyện với một chú robot thông minh có hình dạng đáng yêu.

Đăng ngày: 26/11/2016
Singapore đã dùng công nghệ để biến nước thải thành nước uống ra sao?

Singapore đã dùng công nghệ để biến nước thải thành nước uống ra sao?

Từng phải đối mặt với vấn nạn tương tự khoảng 5 thập kỷ trước, quốc gia láng giềng Singapore đã có những phương pháp rất khôn ngoan để giải quyết triệt để vấn nạn ô nhiễm.

Đăng ngày: 25/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News