Bọ ngựa tung đòn "sát thủ", hạ gục ong bắp cày trong tích tắc

Ong bắp cày là nỗi khiếp sợ với nhiều loài côn trùng nhưng ít nhất là không phải với bọ ngựa.

Một đoạn video được Daily Mail đăng tải ghi lại cuộc đối đầu không cân sức giữa một con bọ ngựa châu Âu và một con ong bắp cày.

Trong đoạn video, khi con ong bắp cày còn chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra, con bọ ngựa đã nhanh chóng lao tới, dùng chân trước để khống chế đối thủ trước khi cắn đứt và nhai toàn bộ phần đầu của đối phương.

Thức ăn ưa thích của bọ ngựa châu Âu là bọ cánh cứng, châu chấu và dế. Nhưng đôi khi chúng cũng tấn công ong bắp cày và ong mật.

Đoạn video này được ghi lại từ vài năm trước nhưng được chia sẻ lại thời gian gần đây sau khi xuất hiện thông tin cho thấy ong bắp cày đang xuất hiện ngày một nhiều ở Mỹ.

Ong bắp cày hay còn được biết đến với tên gọi "ong sát thủ" có khả năng quét sạch các đàn ong thông thường trong vài giờ, đoạt mạng một con ong trong 14 giây.

Phần vòi chứa chất độc thần kinh của chúng đủ dài và khỏe để đâm thủng các bộ đồ bảo hộ chống ong đốt. Theo các nghiên cứu, nọc độc của loài ong này có thể dị ứng nghiêm trọng và suy đa tạng, dẫn tới thiệt mạng.

Tại Nhật Bản, lũ ong bắp cày đoạt mạng của 50 người mỗi năm.

Bọ ngựa tung đòn sát thủ, hạ gục ong bắp cày trong tích tắc
Con ong bắp cày còn chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra thì đã bị bọ ngựa châu Âu lao tới xé xác.

Theo New York Times, tại tiểu bang Washington, một số người nuôi ong phát hiện ra dấu vết của loài ong sát thủ này từ tháng 12/2019 ở gần Blaine và Bellingham.

Một người nuôi ong của Washington cho biết hàng nghìn con ong mật của mình bị đàn ong bắp cày xé toạc đầu.

Các nhà côn trùng học cảnh báo nếu không tiêu diệt kịp thời, lũ ong bắp cày có thể tiêu diệt sạch sẽ nhiều quần thể ong ở Bắc Mỹ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Virus khổng lồ lây nhiễm tế bào như thế nào?

Virus khổng lồ lây nhiễm tế bào như thế nào?

Các nhà nghiên cứu phát hiện những virus khổng lồ xâm chiếm tế bào thông qua một cấu trúc đặc biệt hình sao biển trên lớp vỏ.

Đăng ngày: 11/05/2020
Tảo độc nở nộ trên biển Arab

Tảo độc nở nộ trên biển Arab

Nghiên cứu công bố hôm 4/5 cho thấy nóng lên toàn cầu đang kích thích tảo độc nở hoa, làm gián đoạn hoạt động đánh bắt cá của ngư dân.

Đăng ngày: 06/05/2020
Hàng triệu người se không còn bị dị ứng nhờ một loài bọ nhỏ bé

Hàng triệu người se không còn bị dị ứng nhờ một loài bọ nhỏ bé

Một nghiên cứu mới cho thấy một loài bọ nhỏ bé có thể giúp cho hơn 2 triệu người thoát khỏi tình trạng bị dị ứng ở Châu Âu, đồng thời tiết kiệm hơn 1 tỷ Euro chi phí y tế.

Đăng ngày: 05/05/2020
Ong bắp cày sát thủ đến Mỹ - Ác mộng của những người nuôi ong

Ong bắp cày sát thủ đến Mỹ - Ác mộng của những người nuôi ong

Việc ong bắp cày khổng lồ châu Á được tìm thấy ở Mỹ làm dấy lên mối lo ngại rằng chúng có thể sinh sôi và giết sạch đàn ong bản địa.

Đăng ngày: 05/05/2020
Vị giác của bướm nằm ở đâu? Câu trả lời chính xác nhất khiến bạn cực bất ngờ

Vị giác của bướm nằm ở đâu? Câu trả lời chính xác nhất khiến bạn cực bất ngờ

Vị giác của bướm nằm ở bộ phận nào? Tất nhiên, bướm không dùng lưỡi để nếm thức ăn mà vị giác của bướm nằm ở bộ phận đặc biệt khác. ...

Đăng ngày: 30/04/2020
Các nhà khoa học tạo ra cây phát sáng nhờ gene của nấm

Các nhà khoa học tạo ra cây phát sáng nhờ gene của nấm

Một kỹ thuật mới làm sáng tỏ hoạt động của thực vật và có thể áp dụng để trang trí nhà cửa một cách độc đáo.

Đăng ngày: 29/04/2020
Trung Quốc biến đổi gene lúa để tăng năng suất

Trung Quốc biến đổi gene lúa để tăng năng suất

Protein D1 chủ chốt trong quá trình quang hợp của cây lúa được biến đổi gene trong nhân tế bào chất, giúp tăng năng suất và khả năng chịu nhiệt.

Đăng ngày: 28/04/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News