Bộ xương không đầu của quái vật biển dài 6 mét

Bộ xương phát lộ trên bãi biển thuộc hòn đảo Nga thuộc về loài quái vật biển cổ đại bị con người săn bắt ăn thịt tới mức tuyệt chủng.

Bộ xương không đầu của một con bò biển Steller được các cán bộ bảo tồn tự nhiên tại quần đảo Commander ở biển Bering tìm thấy, Siberian Times hôm 17/1 đưa tin. Loài quái vật biển dài 6 mét tuyệt chủng vào thế kỷ 18 do bị săn bắn bởi những nhóm thợ săn dùng lao móc.

Bộ xương không đầu của quái vật biển dài 6 mét
Bộ xương nhô lên trên bãi biển giống như một hàng rào. (Ảnh: Siberian Times).

Thanh tra bảo tồn tự nhiên Maria Shitova trông thấy những chiếc xương sườn của sinh vật nhô lên trên bờ biển giống như một dãy hàng rào. Sau 8 tiếng đào xới, các nhà chức trách nhận định đây là phát hiện hiếm thấy về loài bò biển từng là động vật đặc hữu ở vùng biển thuộc các đảo nằm giữa Nga và Alaska.

Shitova và đồng nghiệp tìm thấy 45 đốt sống, 27 xường sườn, một chiếc xương bả vai trái và những chiếc xương khác của sinh vật không đầu. Loài bò biển phát triển đến khi đạt chiều dài 10 mét và nặng tới 10 tấn. Chúng bơi lội rất giỏi và dành phần lớn thời gian gặm cỏ ở đáy biển, sử dụng tấm đệm sừng để nhai.

Bộ xương không đầu của quái vật biển dài 6 mét
Bộ xương có chiều dài 6 mét. (Ảnh: Siberian Times).

Những con bò biển khổng lồ thuộc một nhóm động vật có vú tên Sirenia, lấy theo tên những nàng tiên cá trong thần thoại Hy Lạp. Tên gọi của bò biển được đặt theo nhà thám hiểm người Đức George Steller, người đầu tiên ghi chép về sự tồn tại của chúng trong một chuyến du hành năm 1741. Steller và thủy thủ đoàn sống sót bằng cách săn loài bò biển di chuyển theo đàn và rất dễ săn. Các báo cáo cho biết một con bò biển có thể nuôi sống 33 người đàn ông trong một tháng.

Bộ xương không đầu của quái vật biển dài 6 mét
Loài bò biển bị tuyệt chủng 27 năm sau khi được con người phát hiện. (Ảnh: Siberian Times).

Theo Steller, lớp mỡ dày 10cm có vị giống dầu hạnh nhan. Những lời đồn về thịt của loài vật cũng nhanh chóng lan xa. Con bò biển cuối cùng bị giết năm 1768, 27 năm sau khi được người hiện đại phát hiện. Các nhà khoa học cho rằng những chuyến thám hiểm đi săn có thể góp phần gây ra sự tuyệt chủng của loài vật. Những thợ săn giết nhiều bò biển hơn số lượng họ có thể ăn bởi họ cho rằng nguồn cung cấp là vô hạn.

  • Tìm thấy hóa thạch bò biển 20 triệu năm tuổi
  • Tìm thấy dấu vết bò biển ở Côn Đảo
Loading...
TIN CŨ HƠN
Lâu đài 3.000 năm tuổi dưới đáy hồ lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ

Lâu đài 3.000 năm tuổi dưới đáy hồ lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ

Các thợ lặn phát hiện tàn tích của một lâu đài 3.000 năm tuổi ẩn sâu dưới đáy hồ Van, hồ lớn nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Đăng ngày: 17/11/2017
Xác ướp Ai Cập đeo mặt nạ nguyên vẹn sau hơn 1.600 năm

Xác ướp Ai Cập đeo mặt nạ nguyên vẹn sau hơn 1.600 năm

Xác ướp có niên đại từ thời Hy Lạp - La Mã (từ năm 332 trước Công nguyên đến năm 395) được tìm thấy trong tình trạng tốt với vải lanh bọc quanh thi thể.

Đăng ngày: 17/11/2017
Phát hiện mới về nơi sinh của Đức Phật

Phát hiện mới về nơi sinh của Đức Phật

Các nhà khảo cổ đang nghiên cứu tại Nepal đã phát hiện bằng chứng về một kiến trúc tại nơi sinh ra Đức Phật có niên đại thế kỷ thứ 6 trước công nguyên.

Đăng ngày: 16/11/2017
Cổ thư lâu đời nhất ghi chép lời giảng của Đức Phật

Cổ thư lâu đời nhất ghi chép lời giảng của Đức Phật

Một bản sao của Kinh Kim Cương tại Trung Quốc được cho là sách in cổ nhất thế giới, có niên đại năm 868 sau Công nguyên.

Đăng ngày: 16/11/2017
Phát hiện hài cốt nghi của Đức Phật ở Trung Quốc

Phát hiện hài cốt nghi của Đức Phật ở Trung Quốc

Hài cốt hỏa táng nghi thuộc về Đức Phật hay còn gọi là Phật Thích Ca Mâu Ni (Siddhārtha Gautama) được tìm thấy trong một chiếc hòm sứ ở huyện Kính Xuyên, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc.

Đăng ngày: 16/11/2017
Nguyên liệu chế tạo mực xanh của người Ai Cập cổ đại

Nguyên liệu chế tạo mực xanh của người Ai Cập cổ đại

Từ trước đến nay, giới khảo cổ cho rằng người Ai Cập cổ đại sử dụng mực đen có thành phần hoàn toàn là carbon cho đến thế kỷ thứ 4 và thứ 5.

Đăng ngày: 16/11/2017
Phát hiện mới về nguồn gốc cổ xưa của rượu vang nho

Phát hiện mới về nguồn gốc cổ xưa của rượu vang nho

Từ trước tới nay, giới khoa học ghi nhận dấu tích rượu vang nho cổ xưa nhất được tìm thấy ở khu vực núi Zagros của Iran vào năm 5.400​-5.000 trước Công nguyên (cách đây khoảng 7.000 năm).

Đăng ngày: 15/11/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News