"Bốc mùi" không kém gì đậu phụ thối, loại đặc sản này còn "mọc lông"

Thoạt nhìn món ăn này trông như bị mốc bởi lớp lông tơ màu trắng mọc kín xung quanh miếng đậu. Tuy nhiên, đây được coi là một trong những mỹ thực "trứ danh" của tỉnh An Huy (Trung Quốc).

Tỉnh An Huy, Trung Quốc nổi tiếng với nền ẩm thực đa dạng, có nhiều món ăn độc lạ, trong đó không thể không nhắc đến đặc sản đậu phụ "mọc lông". Tuy là món khoái khẩu của người dân địa phương nhưng nó khiến khách nước ngoài dè chừng vì trông như bị mốc.

Có hương vị hấp dẫn không kém gì đậu phụ thối, nhưng đậu phụ "mọc lông" lại khiến nhiều người e dè không dám thử bởi trông như có lớp nấm mốc dày bao phủ bên ngoài.

Đúng như tên gọi của mình, đậu phụ mọc lông là những miếng đậu phụ trắng nhưng có nhiều sợi lông dài mỏng mịn như bông bám kín xung quanh bề mặt.

Theo đó, bề ngoài của miếng đậu được bao phủ bởi lớp lông tơ dày, dài, trắng, mềm mịn, giống như nấm mốc xuất hiện ở các món ăn bị ôi thiu, hư hỏng. Thậm chí, món đậu lông còn có mùi khó ngửi khiến nhiều du khách e dè, không dám thưởng thức.

Những sợi lông này là kết quả của bào tử nấm được cấy vào đậu phụ rồi khiến nó có kết cấu giống như pho mát mốc xanh. Trong quá trình lên men, protein động vật chuyển đổi thành axit amin.


Đậu phụ mọc lông khiến nhiều người e dè không dám thử.

Dù có bề ngoài không mấy bắt mắt, đậu phụ lông có nấm mốc nhưng không ảnh hưởng gì. Nhìn lớp lông trắng, nhiều người e dè không biết liệu có hại sức khỏe khi ăn loại đậu này hay không?

Trên thực tế, nấm mốc Mucor trên đậu phụ cũng thường tìm thấy trong rượu vang. Chúng có nhiều công dụng và hoàn toàn không gây hại cho cơ thể.


Cận cảnh lớp lông dài phủ trên miếng đậu.

Thực tế là, đậu phụ lông là món không nhiều người biết đến, thậm chí cả người Trung Quốc. Nhưng người dân ở vùng núi tỉnh An Huy đã làm theo phương pháp truyền thống trong nhiều trăm năm qua rồi. Với họ, đây lại là món đặc sản được truyền từ nhiều thế hệ trong bao nhiêu thế kỷ.


Đậu phụ lông là món không nhiều người biết đến, thậm chí cả người Trung Quốc.

Sau khi được cấy nấm mốc, những miếng đậu phụ sẽ được phơi ngoài trời ở chỗ lạnh và khô trong điều kiện nhiệt độ khoảng 15 - 23 độ C. Nếu vào mùa hè, món ăn này chỉ làm mất khoảng 3 ngày. Nhưng những ngày đông, cần tới 6 ngày mới tạo ra những sợi lông phủ đều mềm mịn trên miếng đậu phụ.


Mỗi mẻ đậu mọc lông đều phải làm cẩn thận, nếu không có thể hỏng toàn bộ.

Nhờ điều kiện thời gian, nhiệt độ và độ ẩm phù hợp đã tạo ra lớp lông mịn dày phủ bên trên. Quá trình sản xuất đòi hỏi sự cẩn thận, tỷ mỉ. Chỉ cần một khâu sơ suất có thể hỏng luôn cả mẻ.

Có mùi khó ngửi không kém gì đậu phụ thối, nhưng đậu phụ mọc lông lại có độ chắc và ngậy khác biệt. Khi lớp nấm mốc mọc đủ dài và phủ dày, người nấu bếp mới lấy chúng để chế biến món ăn.

Từ đậu phụ lông, người An Huy chế biến thành vô số món ngon, nhưng phổ biến hơn cả là om với thịt hoặc chiên giòn.


Món ăn đã xuất hiện ở tỉnh An Huy suốt nhiều thế kỷ qua.

Với món chiên, đầu tiên các miếng đậu sẽ nhúng vào hỗn hợp của lòng đỏ trứng gà đánh nhuyễn, sau đó cho ngay vào chảo ngập dầu và rán. Chúng được chiên già lửa, khiến miếng đậy có lớp vỏ trứng giòn ngậy bên ngoài, nhưng vẫn giữ kết cấu mềm mượt bên trong. Sau cùng, người ta sẽ rắc thêm hỗn hợp gồm hành lá, tỏi, ớt, gừng xào qua với đường và nước tương rồi phủ lên trên.

Ngoài ra, người ta còn phơi nắng rồi ngâm chúng trong dầu hạt cải để bảo quản lâu dài hơn.

Xem người bán hàng thoăn thoắt chế biến món đậu phụ mọc lông trên đường phố


Người bán hàng chế biến đậu phụ lông thành món ngon trên đường phố.

Ở An Huy ngày nay, du khách có thể thưởng thức chúng ở ngay những quán hàng bán đồ ăn vặt trên hè phố. Nhờ hương vị lạ miệng khiến món ăn này đã tồn tại suốt hàng trăm năm nay mà không sợ bị thay thế.

Các nhà hàng tại Trung Quốc thường chế biến đậu phụ lông thành các món đơn giản để giữ trọn hương vị như đậu phụ chiên, đậu phụ om. Một số quán vỉa hè có cách sáng tạo hơn, bán đậu phụ lông theo vỉ, xắt nhỏ, trộn bột ớt, muối và rưới chút rượu trắng rồi mang ra phục vụ thực khách.

Với nhiều người lần đầu thưởng thức sẽ không dễ dàng để nếm thử đậu phụ lông. Tuy nhiên, nếu vượt qua nỗi sợ ban đầu thì thực khách không khỏi mê mẩn thứ hương vị hấp dẫn lạ miệng của món ăn "trứ danh" này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
16 sự thật thú vị về lịch sử thế giới

16 sự thật thú vị về lịch sử thế giới

Bạn có thể được học về những sự kiện trọng đại nhất lịch sử thế giới trong sách giáo khoa, nhưng còn nhiều tình tiết thú vị hoặc rùng rợn mà bạn chưa khám phá.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những phong tục ma chay khác thường trên thế giới

Những phong tục ma chay khác thường trên thế giới

Ma chay là phong tục không thể thiếu được ở tất cả các nền văn hóa, quốc gia trên thế giới, tuy tựu chung cùng một mục đích là để tưởng nhớ, an nghỉ người đã khuất song mỗi nơi lại có cách thể hiện khác nhau.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tìm hiểu máy bay Airbus A320 được ưa chuộng nhất nhì thế giới

Tìm hiểu máy bay Airbus A320 được ưa chuộng nhất nhì thế giới

Vụ việc máy bay Airbus A320 của Đức rơi tại Pháp một lần nữa làm rúng động dư luận thế giới. Máy bay Airbus A320 là dòng máy bay chở khách bán chạy thứ 2 thế giới

Đăng ngày: 05/04/2025
Cách xác định phương hướng bằng mặt Trăng

Cách xác định phương hướng bằng mặt Trăng

Nếu lỡ lạc đường trong đêm tối thì vị trí của Mặt Trăng trên bầu trời có thể giúp chúng ta xác định phương hướng.

Đăng ngày: 04/04/2025
Xác suất một chiếc máy bay gặp tai nạn là 0,00001%

Xác suất một chiếc máy bay gặp tai nạn là 0,00001%

Có những sự thật về những vụ tai nạn máy bay mà bạn chưa biết.

Đăng ngày: 04/04/2025
Thử sức với bài toán 263 năm chưa có đáp án đúng

Thử sức với bài toán 263 năm chưa có đáp án đúng

Liệu bạn có thể vượt qua trở ngại thách đố những trí tuệ siêu việt nhất của nhân loại qua gần 3 thế kỷ hay không?

Đăng ngày: 04/04/2025
Thiên tài khác người thường như thế nào?

Thiên tài khác người thường như thế nào?

Thiên tài là do thiên bẩm, không thể đào tạo mà có được. Kết luận này được các nhà khoa học Nga đưa ra. Tiến sĩ khoa học sinh học, Giáo sư Sergey Savelyev là một chuyên gia về đặc điểm cá nhân của não bộ.

Đăng ngày: 04/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News