Bồi thường "tổ chim nhân tạo" khi xây dựng trang trại năng lượng gió
Công ty năng lượng gió Đan Mạch Ørsted đã hoàn thành ba cấu trúc tổ chim nhân tạo khổng lồ. Nó được thiết kế để làm nơi ở cho một loài chim biển dễ bị tổn thương gần trang trại gió ngoài khơi Hornsea 3 của Vương quốc Anh.
Thực tế, Hornsea 3 là trang trại năng lượng gió ngoài khơi công suất 2,85 gigawatt nằm ngoài khơi bờ biển phía đông nước Anh, cách Norfolk khoảng 120km và cách Yorkshire 160 km.
Dự kiến, nó sẽ hoàn thành vào năm 2025 và khả năng cung cấp điện cho hơn 3 triệu hộ gia đình.
Lần đầu tiên trong ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, công trình “tổ chim nhân tạo” được xây dựng gần trang trại gió ngoài khơi. (Ảnh: Ørsted).
Tuy nhiên, điều đáng nói đây cũng là dự án năng lượng gió ngoài khơi đầu tiên của Vương quốc Anh được yêu cầu phải bồi thường sinh thái đi kèm.
Để có được sự đồng ý cho dự án Hornsea 3, Ørsted được yêu cầu phải đảm bảo môi trường sống mới, cũng như bảo tồn một loài chim biển chân đen tên là Kittiwake (tên khoa học là Rissa tridactyla). Theo một số đánh giá, nó là loài chim biển dễ bị tổn thương, và có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dự án trang trại năng lượng gió Hornsea 3 này.
Tình trạng thiếu lương thực và biến đổi khí hậu là những yếu tố có khả năng nhất góp phần vào xu hướng giảm số lượng chim Kittiwake được ghi nhận kể từ năm 2000. Kittiwake không phải là loài chim mòng biển như bạn thường thấy. Chúng có kích thước nhỏ, hiền lành, chỉ ăn cá biển và động vật giáp xác nhỏ. Chúng không ăn thức ăn trong thùng rác, hay lao vào người khác để cướp thức ăn ngay từ tay của họ.
Eleni Antoniou, giám đốc môi trường tại Ørsted, cho biết: “Kittiwake được liệt vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng. Biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm của chúng, việc hướng tới hệ thống năng lượng xanh có thể giúp ích đáng kể trong việc bảo tồn loài này lâu dài.
Tuy nhiên, việc xây dựng Hornsea 3 cũng có một số tác động ảnh hưởng tới môi trường sống của nó, vậy nên cần có các “tổ chim nhân tạo” được xây dựng gần trang trại gió ngoài khơi Hornsea 3 để bảo tồn loài này, cũng như giúp cân bằng hệ sinh thái biển”.
Ørsted đã làm việc với nhà thầu hàng hải Red7Marine của Anh để xây dựng những tổ chim kittiwake khổng lồ. Các tổ nhân tạo nằm ngoài khơi bờ biển Suffolk, phía nam Norfolk. Cấu trúc được đỡ phía trên mặt nước bằng một trụ đơn khổng lồ. Mặt mái trên hình bát giác cùng hai camera được lắp đặt trên mỗi cấu trúc.
Mỗi tổ nhân tạo có sức chứa khoảng 500 không gian làm tổ trải rộng trên tám hàng gờ mỗi mặt tổ ở bên trong. Các không gian làm tổ riêng lẻ được trang bị một tấm Perspex trượt cho phép các nhà nghiên cứu quan sát chim từ bên trong mà chim không nhìn thấy họ.

Trung Quốc xây đường hầm dẫn nước từ đập Tam Hiệp tới Bắc Kinh
Trung Quốc đã khởi động dự án đào đường hầm mới để đưa nước từ đập Tam Hiệp đến Bắc Kinh trong khuôn khổ kế hoạch cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Bên trong "Ngôi nhà vô hình" gần 440 tỷ đồng giữa sa mạc: Có hồ bơi dài gần hết nhà, giá thuê hàng trăm triệu/đêm
"Thành tựu kiến trúc nằm giữa sa mạc này mang đến những tài sản vô hình độc đáo mà chỉ có thể được trải nghiệm tại chính nơi đây", các đại lý niêm yết bất động sản cho biết.

Trung Quốc xây dựng thành công lò phản ứng hạt nhân vũ trụ quy mô megawatt
Theo thông tin từ Space News công bố, lò phản ứng hạt nhân công suất lớn này do Học viện Khoa học Trung Quốc thiết kế, nó có thể tạo ra 1 megawatt điện để cung cấp năng lượng cho động cơ đẩy tàu vũ trụ.

Tìm hiểu về kính viễn vọng không gian Hubble
Kính viễn vọng không gian Hubble, mang tên nhà thiên văn học Mỹ Edwin Powell Hubble lần đầu tiên được phóng lên quỹ đạo Trái Đất từ tháng 4/1990.

Lò phản ứng hạt nhân siêu nhỏ cho căn cứ trên Mặt trăng
Lò phản ứng phân hạch hạt nhân của Rolls-Royce dự kiến chỉ rộng 1 m, dài 3 m, giúp cung cấp năng lượng ổn định cho các phi hành gia.

Dùng tên lửa để... xây cầu, Trung Quốc khiến thế giới ngỡ ngàng với công trình "đi trên mây" độc đáo
Cầu Siduhe công trình “khổng lồ” chứng minh sự phát triển vượt bậc của hệ thống cơ sở hạ tầng cầu đường của Trung Quốc.
