Công trình đê biển kỳ vĩ của Hà Lan có thể nhìn thấy từ vũ trụ

Nói đến Hà Lan, người ta thường nghĩ đến bản lĩnh và quyết tâm của người dân nơi đây trong việc chế ngự các thảm kịch do bão lũ và nước biển dâng.

Công trình đê biển kỳ vĩ của Hà Lan có thể nhìn thấy từ vũ trụ
Lịch sử 2000 năm của Hà Lan là 2000 năm đấu tranh với biển, với nước. Cuộc chiến ấy kéo dài nhiều thế kỷ để đến hôm nay, đất nước này có một hệ thống đê biển hiện đại, trong đó có Zuiderzeewerken, được các nhà kiến trúc bầu chọn là một trong số 10 công trình vĩ đại nhất hành tinh.

Công trình đê biển kỳ vĩ của Hà Lan có thể nhìn thấy từ vũ trụ
Zuiderzee (biển Nam) trước đây vốn nằm trong nội địa và thông với biển Bắc, có chiều dài 100km, rộng 50km, diện tích khoảng 5.000km2, nước sâu 4 - 5m.

Công trình đê biển kỳ vĩ của Hà Lan có thể nhìn thấy từ vũ trụ
Ngay sau trận bão năm 1916 làm vỡ nhiều tuyến đê, 16 người thiệt mạng, 300km2 ngập lụt gây thiệt hại to lớn về mặt kinh tế, chính phủ Hà Lan đã lên kế hoạch đóng kín cửa vịnh bằng một con đê có tên Afsluitdijk.

Công trình đê biển kỳ vĩ của Hà Lan có thể nhìn thấy từ vũ trụ
Xây một con đê giữa biển, ở cửa vịnh là một công việc cực kỳ tốn công, tốn của…, đặc biệt khi dòng chảy ở khu vực này rất phức tạp.

Công trình đê biển kỳ vĩ của Hà Lan có thể nhìn thấy từ vũ trụ
Thi công được tiến hành từ bốn điểm, chân đê cơ bản được mở rộng dần bằng cách đóng cọc, người Hà Lan đã múc các khối sét băng hà từ đáy biển và dựng thành 2 hàng song song làm tường đê, sau đó, dùng tàu chở đá, cát và đất sét đổ vào giữa 2 bức tường.

Công trình đê biển kỳ vĩ của Hà Lan có thể nhìn thấy từ vũ trụ
Tiếp theo, các phương tiện thi công cơ giới bao mặt đê, gia cố móng bằng đá bazan. Tại một số điểm đặc biệt yếu, có độ sâu lớn, tương ứng với tác động của dòng triều mạnh, các chuyên gia Hà Lan đã phải tiến hành một số biện pháp đặc biệt và thi công gia cố bổ sung.

Công trình đê biển kỳ vĩ của Hà Lan có thể nhìn thấy từ vũ trụ
Điều phi thường là việc thi công được tiến hành vào đầu thế kỷ trước, và chỉ trong khoảng thời gian vẻn vẹn có 6 năm, từ 1927 đến 1933.

Công trình đê biển kỳ vĩ của Hà Lan có thể nhìn thấy từ vũ trụ
Số lượng vật liệu được sử dụng cho Afsluitdijk ước tính khoảng 23 triệu m3 cát và 13,5 triệu m3 xi măng, chưa tính trung bình khoảng 4 - 5000 công nhân tham gia lao động trên công trường mỗi ngày.

Công trình đê biển kỳ vĩ của Hà Lan có thể nhìn thấy từ vũ trụ
Rộng 90m, dài 32km, cao 7,25m trên mực nước biển, trên mặt đê có 4 làn xe chạy, Afsluitdijk rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển từ tỉnh North Holland tới tỉnh Friesland.

Công trình đê biển kỳ vĩ của Hà Lan có thể nhìn thấy từ vũ trụ
Công trình trị thủy khổng lồ này đã giúp Hà Lan giảm thiểu tối đa tác động của biển Bắc đến hoạt động thuỷ sản và nông nghiệp khu vực các tỉnh phía Bắc, chưa kể, công trình Zuiderzeewerken giúp Hà Lan có thêm 1650 km2 đất thổ cư và canh tác nông nghiệp.

Công trình đê biển kỳ vĩ của Hà Lan có thể nhìn thấy từ vũ trụ
Tượng đài của cha đẻ công trình - kỹ sư Cornelis Lely (1854 - 1929) không nhìn ra biển lớn, mà hướng về hồ Ijsselmeer. Thành phố thủ phủ của Flevoland được đặt tên là Lelystad - tên của kỹ sư trưởng dự án Zuider Works (Cornelis Lely), để ghi nhận công lao và sự đóng góp của ông.

Công trình đê biển kỳ vĩ của Hà Lan có thể nhìn thấy từ vũ trụ
Cách đó không xa là tượng đài của những người đã trực tiếp đặt từng viên đá xây nên công trình đáng ngưỡng mộ này. Đó là tượng đài bằng đồng và bê tông, mô tả một người công nhân, với những vết rạn vỡ trên thân hình, đang cúi gập người nâng một viên đá.

Công trình đê biển kỳ vĩ của Hà Lan có thể nhìn thấy từ vũ trụ
Từ vũ trụ có thể nhìn thấy đê biển Afsluitdijk - một công trình được tính toán kỹ lưỡng và là một thành tựu khoa học công nghệ của nhân loại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mạng lưới đường hầm tỷ đô bảo vệ Hong Kong khỏi ngập lụt

Mạng lưới đường hầm tỷ đô bảo vệ Hong Kong khỏi ngập lụt

Nhờ xây đường hầm thoát nước dưới lòng đất, Hong Kong đã giảm đáng kể thiệt hại về người và của do mùa mưa bão hàng năm gây ra.

Đăng ngày: 28/07/2020
Bên trong cơ sở đông lạnh cơ thể người chờ ngày hồi sinh lớn nhất thế giới

Bên trong cơ sở đông lạnh cơ thể người chờ ngày hồi sinh lớn nhất thế giới

Những buồng làm bằng thép, bên trong chứa đầy nitơ lỏng tại một cơ sở đông lạnh cơ thể người ở Mỹ hiện nay lưu giữ tới hơn 170 người, với hi vọng một ngày kia có thể hồi sinh.

Đăng ngày: 26/07/2020
Kế hoạch táo bạo rút cạn Địa Trung Hải, sáp nhập châu Âu - châu Phi

Kế hoạch táo bạo rút cạn Địa Trung Hải, sáp nhập châu Âu - châu Phi

Kiến trúc sư Herman Sörgel đã đề xuất xây dựng một hệ thống đập thủy điện nhằm rút cạn nước Địa Trung Hải để sáp nhập châu Âu với châu Phi.

Đăng ngày: 17/07/2020
Thổ Nhĩ Kỳ: Đập thủy điện tỉ USD nuốt chửng

Thổ Nhĩ Kỳ: Đập thủy điện tỉ USD nuốt chửng "kho báu" quốc gia

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang quyết tâm đưa đập thủy điện Ilisu đi vào hoạt động toàn diện, tạo ra lượng điện lên tới 1.200MW, nhưng các nhà khảo cổ nói con đập sẽ nhấn chìm cả một kho báu quốc gia.

Đăng ngày: 14/07/2020
Tòa nhà mang tính biểu tượng của NASA đã 55 năm tuổi, và sứ mệnh của nó mới chỉ bắt đầu

Tòa nhà mang tính biểu tượng của NASA đã 55 năm tuổi, và sứ mệnh của nó mới chỉ bắt đầu

Trung tâm Không gian Kennedy của NASA đã có tuổi đời gần 6 thập kỷ - nó được chính thức hình thành vào ngày 1/7/1962 với tư cách một thực thể riêng biệt với Trung tâm Du hành Không gian Marshall ở Alabama.

Đăng ngày: 10/07/2020
Có gì bên trong con đập Tam Hiệp lớn nhất thế giới?

Có gì bên trong con đập Tam Hiệp lớn nhất thế giới?

Bắt đầu xây dựng từ năm 1994 và hoàn thành vào năm 2012, đập Tam Hiệp mang lại nhiều lợi ích kinh tế những cũng nhận nhiều chỉ trích về tác động cho môi trường xung quanh.

Đăng ngày: 06/07/2020
Đập Tam Hiệp - Kiệt tác hay thảm họa lơ lửng trên đầu?

Đập Tam Hiệp - Kiệt tác hay thảm họa lơ lửng trên đầu?

Đập Tam Hiệp là công trình thủy điện được cả thế giới biết đến, sừng sững chắn ngang dòng sông Dương Tử dài thứ 3 trên hành tinh. Nhưng thảm họa mà nó gây ra nếu bị vỡ sẽ vô cùng tàn khốc.

Đăng ngày: 02/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News