Tại sao cùng là sông nhưng Trường Giang dùng chữ "giang", Hoàng Hà dùng chữ "hà"?

Hai con sông nổi tiếng nhất ở Trung Quốc được gọi Trường Giang và Hoàng Hà. Đương nhiên Trung Quốc không chỉ có mỗi hai con sông này, mà còn những dòng sông lớn khác như Châu Giang, Lệ Giang và Vị Hà.

Thế nhưng chỉ cần nhắc đến sông ở Trung Quốc thì hai cái tên Trường Giang và Hoàng Hà lại nổi bật hơn cả.

Tại sao cùng là sông nhưng Trường Giang dùng chữ giang, Hoàng Hà dùng chữ hà?

Tại sao cùng là sông nhưng Trường Giang dùng chữ giang, Hoàng Hà dùng chữ hà?
Giang và Hà trong tiếng Trung đều có nghĩa là sông.

Được biết, Giang và Hà trong tiếng Trung Quốc đều có nghĩa là sông. Vậy vì sao tên những con sông ở Trung Quốc, có cái được gọi là Giang, có cái được gọi là Hà? Giữa hai cách gọi này có sự khác biệt gì? 

Trên thực tế, chúng ta có thể phân tích vấn đề này từ góc độ địa lý nhân văn. Suy cho cùng, con người ở các vùng miền khác nhau có nền văn hóa và lối sống khác nhau nên cách nhìn nhận của họ về sự việc cũng sẽ khác nhau.

Vào thời kỳ đầu cổ đại, lúc đó chưa có cách gọi Giang và Hà cho các con sông. Người ta gọi tất cả các vùng có nước là Xuyên. Từ này trong thời cổ đại dùng để thể hiện một con sông tương đối lớn.

Tại sao cùng là sông nhưng Trường Giang dùng chữ giang, Hoàng Hà dùng chữ hà?

Tại sao cùng là sông nhưng Trường Giang dùng chữ giang, Hoàng Hà dùng chữ hà?
Thời cổ đại, những vùng có nước ở Trung Quốc đều gọi là Xuyên.

Sau đó, tên gọi dần dần biến đổi thành là Giang, vì vậy quá trình phát triển của chữ Giang sớm hơn chữ Hà. Theo đó, người ta bắt đầu gọi những vùng có nước là Giang.

Theo sử sách ghi chép, người Trung Quốc sử dụng chữ Giang sớm nhất vào thời nhà Sở. Vậy tại sao người nước Sở gọi vùng có nước là Giang? 

Điều này có liên quan đến việc khổng tước (chim công) từng sinh sống ở lưu vực sông Trường Giang. Người xưa nhìn thấy loài chim với sắc đẹp lộng lẫy như vậy thì tự nhiên nghĩ rằng đó là chim thần hoặc những sinh vật cao quý được trời gửi xuống.

Hơn nữa, hệ sinh thái hai bên bờ sông Trường Giang quả thực rất phong phú, nên mọi người cho rằng nơi đây là đất lành chim đậu, được Thượng đế ban phúc. Vì vậy, người nước Sở gọi vùng có nước này là Giang, hài âm với tiếng kêu của chim công. Vào thời xa xưa, nước Sở tọa lạc ở phía Nam, nên cách gọi Giang xuất hiện sớm nhất ở miền Nam.

Tại sao cùng là sông nhưng Trường Giang dùng chữ giang, Hoàng Hà dùng chữ hà?

Tại sao cùng là sông nhưng Trường Giang dùng chữ giang, Hoàng Hà dùng chữ hà?
Cách gọi Hà xuất hiện vào khoảng 100 năm trước Công nguyên.

Về sau mới xuất hiện cách gọi Hà vào khoảng 100 năm trước Công nguyên. Lúc bấy giờ văn hóa hưng thịnh, trong Thi Kinh có câu thơ liên quan đến chữ Hà. Tuy nhiên, nguồn gốc của cái tên Hoàng Hà không có tư liệu rõ ràng.

Nhưng điều chắc chắn là phát âm chữ Hà tương tự như tiếng ngáy. Còn có thông tin âm đọc chữ Hà gần giống với tiếng hú của dã thú, bởi vì chúng ta đều biết rằng Hoàng Hà được mệnh danh là "con sông giận dữ" với dòng nước chảy mạnh cuồn cuộn.

Phát triển cho đến hiện tại, sự khác biệt giữa Hoàng Hà và Trường Giang đã dần rõ ràng hơn. Đầu tiên, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra, thủy vực phía nam Trường Giang được gọi là Giang, còn thủy vực ở phía bắc thì được gọi là Hà. Ví dụ điển hình chính là Chu Giang và Vị Hà ở Đông Bắc.

Tại sao cùng là sông nhưng Trường Giang dùng chữ giang, Hoàng Hà dùng chữ hà?
Những sông hồ chảy sâu trong nội địa được gọi là Hà.

Thứ hai, nếu quan sát kỹ hơn, đa phần các vùng nước nối với biển đều được gọi là Giang, chẳng hạn như Hoàng Phố Giang (sông Hoàng Phố). Ngược lại, sông hồ chảy sâu trong nội địa được gọi là Hà. 

Cuối cùng, Hoàng Hà và các con sông có tên Hà khác hầu như đều xảy ra hạn hán và mùa lũ nước dâng lên cao. Còn những dòng sông có chữ Giang thì đa phần hiền hoà hơn, ít có hiện tượng hạn hán hay lũ, đơn cử là con sông êm đềm Trường Giang.

Thật ra, dù gọi Giang hay Hà đi chăng nữa thì đó cũng là kết quả của diễn biến văn hóa qua mấy nghìn năm của Trung Quốc. Nên muốn thay đổi cách gọi này cũng không phải là điều đơn giản.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tất cả các loài mèo đều có đuôi dài, vậy tại sao đuôi của linh miêu lại ngắn như vậy?

Tất cả các loài mèo đều có đuôi dài, vậy tại sao đuôi của linh miêu lại ngắn như vậy?

Có bốn thành viên của chi Lynx: linh miêu Á-Âu, linh miêu Canada, linh miêu Iberia và linh miêu đuôi cộc, tất cả chúng đều có đuôi ngắn và đáng chú ý là ngắn hơn nhiều so với tất cả các loài khác trong họ mèo.

Đăng ngày: 20/05/2022
Tại sao ở trong môi trường chân không ngoài vũ trụ, các phi hành gia vẫn có thể gọi điện thoại?

Tại sao ở trong môi trường chân không ngoài vũ trụ, các phi hành gia vẫn có thể gọi điện thoại?

Ở trạng thái chân không, tất nhiên chúng ta sẽ không thể thở được chứ đừng nói đến việc nghe và gọi điện thoại. Tuy nhiên khi ở bên ngoài vũ trụ, mọi thứ sẽ khác.

Đăng ngày: 19/05/2022
Tại sao con người không tiến hóa để có thể sở hữu nọc độc như loài rắn?

Tại sao con người không tiến hóa để có thể sở hữu nọc độc như loài rắn?

Nọc độc là một loại vũ khí tấn công và phòng thủ rất hiệu quả ở nhiều loài động vật, và do đó, nhiều người đã tự hỏi rằng tại sao con người không đi theo hướng tiên hóa có thể sinh ra nọc độc để có thể bảo vệ bản thân tốt hơn.

Đăng ngày: 17/05/2022
Vì sao chúng ta cứ phải chọn sao Hỏa làm nơi ở mới?

Vì sao chúng ta cứ phải chọn sao Hỏa làm nơi ở mới?

Mong muốn đưa con người ra ngoài không gian và định cư ở các hành tinh khác có lẽ đã không còn xa lạ, nhưng tại sao giữa không gian bao la rộng lớn, chúng ta lại chọn sao Hỏa?

Đăng ngày: 17/05/2022
Tại sao gỗ bắt lửa còn kim loại thì không?

Tại sao gỗ bắt lửa còn kim loại thì không?

Khi nhóm lửa, những thanh củi bên dưới bốc cháy trong khi nồi nước - làm bằng kim loại với các liên kết hóa học mạnh - không ảnh hưởng.

Đăng ngày: 17/05/2022
Vì sao lại gọi là Bờ Hồ?

Vì sao lại gọi là Bờ Hồ?

Đến Hà Nội mà chưa ra Bờ Hồ, chưa vào Bách hóa tổng hợp Tràng Tiền coi như chưa biết Hà Nội. Đi chơi Bờ Hồ như một thói quen văn hóa ở Hà Nội mặc định từ bao năm nay.

Đăng ngày: 16/05/2022
Vì sao trường học hay trồng phượng?

Vì sao trường học hay trồng phượng?

Phượng vĩ được trồng khắp nơi, nhưng vì sao loài hoa đỏ rung rinh trong nắng hè lại gắn liền với tuổi học trò?

Đăng ngày: 16/05/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News