Sốc nặng với "công nghệ thế kỷ 21" xuất hiện trong thành cổ La Mã
Một căn biệt thự lộng lẫy, tiện nghi thuộc về thành phố nghỉ dưỡng ven biển Stabiae của người La Mã, sở hữu những thứ tưởng chừng như chỉ có thể tìm thấy trong thời hiện đại.
Theo Heritage Daily, đó là một hệ thống nước hoàn hảo phục vụ khu phức hợp biệt thự với phòng tắm nước nóng tập thể khổng lồ, một phòng tập lớn cùng rất nhiều phòng ốc tiện nghi cần đến nước khác, được thiết kế không kém gì các hệ thống nước tiện lợi mà bạn sử dụng trong nhà hiện nay.
Đoạn ống nước này đã... 2.000 năm tuổi - (Ảnh: CÔNG VIÊN KHẢO CỔ POMPEII)
Hệ thống gồm 2 đường ống chính được kết nối với bể nước trung tâm đặt trong giếng trời, cung cấp nước khắp khu phức hợp biệt thự rộng 2.500m2, với nhiều đường ống chằng chịt điều tiết nước vào phòng khác nhau, có van đóng/mở không khác những vòi nước hiện tại và lắp đặt khá thuận lợi cho việc bảo trì thường xuyên.
Điều gây sốc là khu biệt thự này đã ít nhất 2.000 năm tuổi.
Theo nhóm nghiên cứu từ Công viên Khảo cổ Pompeii - Ý, khu phức hợp biệt thự này được khai quật lần đầu tiên từ năm 1757 đến năm 1762 nhưng mãi cho đến nay các nghiên cứu vẫn tiếp diễn.
Nó chỉ là một căn trong chuỗi biệt thự sang trọng dài dài đến vài dặm của giới quý tộc La Mã cổ xưa, thuộc về một thành đô nhỏ ven biển gọi là Stabiae. Các hoàng đế La Mã như Julius Ceasar, Augustus và Tiberius cũng từng sở hữu biệt thự trong khu này.
Stabiae cổ đại, nay thuộc địa phận tỉnh Naples của Ý, đã bị chôn vùi cùng với thành phố Pompeii và thị trấn Herculanium gần đó trong lớp tro bụi dày giữa thảm họa núi lửa Vesuvius phun trào năm 79 sau Công Nguyên.
Phế tích của căn biệt thự "hiện đại" được xây hơn 2.000 năm trước, sau hàng trăm năm nỗ lực trút bỏ lớp tro bụi núi lửa - (Ảnh: CÔNG VIÊN KHẢO CỔ POMPEII)
Đó chính là thảm họa đã để lại những hình tượng "người hóa đá" khốc liệt nổi tiếng của Pompeii, đồng thời chôn vùi hàng loạt công trình mang dấu ấn văn minh "vượt thời gian" của người La Mã.
Đây không phải là thứ "xuyên không từ thời hiện đại" đầu tiên được tìm thấy ở ba thành đô bị chôn vùi này. Nhiều công trình trước đó đã hé lộ trình độ khoa học kỹ thuật lẫn lối sống "hiện đại" không thể tin nổi của người La Mã, ví dụ những con đường lát đá "công nghệ cao" 2.000 năm vẫn dùng tốt, hay một "phố đi bộ" với quầy thức ăn nhanh "take away" ven đường.
Các hệ thống cấp - thoát nước tiên tiến phục vụ sở thích thư giãn trong những phòng tắm nước nóng công cộng của người La Mã và những đài phun nước trang trí đẹp mắt cũng từng được tìm thấy nơi đây, nhưng phát hiện mới đã giúp nâng lên một bậc, cho thấy trình độ khó tin của họ.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Loài người đang bị teo nhỏ vì nguyên nhân đáng sợ?
55 triệu năm trước, những con ngựa sơ khai đã trải qua giai đoạn cơ thể bị teo nhỏ bất thường. Loài người chúng ta có thể đang bước vào giai đoạn đó bởi một tác nhân khó tưởng tượng.
