Bom mưa trút hàng tấn nước lên mặt hồ Áo
Khoảnh khắc bom mưa trút lượng nước khổng lồ lên hồ nước trên dãy Alps lọt vào ống kính của một nhà quay phim.
Peter Maier ghi hình hiện tượng thời tiết mang tên bom mưa (microburst) trong video tua nhanh ở hồ Millstatt tại Áo, Nachrichten hôm 11/6 đưa tin. Nhà làm phim nghiệp dư 27 tuổi ở thành phố Basel, Thụy Điển, mô tả cơn bão giống như "sóng thần đến từ thiên đường".
Bom mưa là hiện tượng thời tiết đi kèm giông bão.
Maier chia sẻ video trên Facebook cá nhân kèm theo chú thích "Không ai có thể lên kế hoạch để ghi lại những hình ảnh này. Đó là một buổi chụp ảnh may mắn". Video của Maier nhanh chóng gây sốt với hơn 1,4 triệu lượt xem và hơn 25.000 lượt chia sẻ. Một tài khoản bình luận cảnh tượng trông như có người "đổ cả xô nước xuống hồ".
Vài người xem cho rằng video là sản phẩm dàn dựng, buộc Maier phải đăng thêm bản gốc. Là nhà leo núi, Maier luôn mang theo 5 - 6 máy ảnh trong balô để quay những kỳ quan của thế giới tự nhiên.
Bom mưa là hiện tượng thời tiết đi kèm giông bão, gây ra bởi bão xoáy hút không khí từ trên cao xuống, tạo ra luồng gió lao xuống mặt đất hoặc mặt nước với tốc độ lên tới 275km/h. Một số tai nạn máy bay trong lịch sử có liên quan tới hiện tượng này. Do đó, công tác huấn luyện phi hành đoàn ngày nay bao gồm cả cách đối phó với bom mưa.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
