Bồn hấp thụ cácbon đang yếu dần

Các nhà khoa học tại Hội nghị quốc tế về thay đổi khí hậu tại Copenhagen tuần trước cho biết tác động cân bằng của những bồn hấp thụ cácbon đất liền và biển đang dần yếu đi.

Tiến sĩ Mike Raupach, nhà khoa học thuộc CSIRO, đồng thời là trưởng dự án cácbon toàn cầu, cho biết: “Rừng, đồng cỏ và biển đang hấp thụ cácbon đioxit từ khí quyển nhanh hơn bao giờ hết, nhưng những bồn hấp thụ cácbon này sẽ không thể theo kịp lượng khí thải tăng nhanh hiện nay”.

“Do những bồn hấp thụ CO2 tự nhiên này là những công cụ quan trọng chống lại thay đổi khí hậu, chúng ta không thể không lưu tâm đến chúng”.


Tiến sĩ Raupach và nhà khoa học người Thụy Sĩ, tiến sĩ Nicolas Gruber, đồng chủ trị một trong 43 phiên họp tại hội nghị - Thay đổi khí hậu, khả năng bị tổn thương của bồn hấp thụ cácbon.

Tiến sĩ Raupach cho biết mối lo ngại về khả năng bị tổn thương của bồn hấp thụ cácbon khởi nguồn từ việc phát hiện một số cơ chế có thể khiến tác động cân bằng của biển và đất liền yếu đi hoặc thậm chí đảo ngược.

“Thay đổi như vậy có thể để lại những hậu quả to lớn đối với tính phức tạp hoặc tốc đổ thay đổi khí hậu, và các nhà khoa học sẽ họp tại Copenhagen để xem xét và đưa ra câu hỏi với ngiên cứu mới nhất, để từ đó đưa ra những lời khuyên cho những nhà hoạch địch chính sách”.

Bồn hấp thụ cácbon đang yếu dần
Những phát hiện về sự trao đổi nhiệt và CO2 giữa khí quyển và biển được thảo luận tại Copenhagen. (Ảnh: CSIRO)

Thảo luận sẽ tập trung vào:

•Thay đổi của bồn hấp thụ cácbon đất liền qua dịch chuyển thành phần khí quyển, thay đổi nhiệt độ và lượng mưa, sự phá rừng, tần số cháy và sự tấn công của sâu bọ. Tất cả những yếu tố này có thể làm chậm hoặc đảo ngược tác động của những bồn chứa này.

•Giải phóng cácbon hiện nằm trong đất bị đóng băng, dưới dạng CO2 và mêtan (một loại khí nhà kính có tác động lớn hơn CO2).

•Dịch chuyển sản xuất nông nghiệp thực phẩm trên quy mô lớn, có khả năng đẩy nhanh quá trình phát quang và phá rừng. Chu trình này hiện chiếm 15-20% cácbon giải phóng.

Những phát hiện về sự trao đổi nhiệt và CO2 giữa khí quyển và biển cho thấy thay đổi khí hậu sẽ không thể đảo ngược được trong ít hơn 1000 năm tới.

Các nhà khoa học thuyết trình tại hội nghị trong những chuyên mục về: băng biển, mực nước biển tăng, lưu thông biển, cô lập cácbon, giữ và chứa cácbon, thay đổi cách sống và thích nghi sản xuất nông nghiệp của chúng ta.

Từ khóa liên quan:

cácbon

rừng

CO2

biển

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Một cách tuyệt vời để tái chế thứ rác thải nhựa độc hại, khó phân hủy. Dưới hình dạng những viên gạch ecobrick, ta bắt chúng tiếp tục phục vụ cuộc sống cho tới cuối vòng đời của nhựa thì thôi!

Đăng ngày: 22/07/2018
Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Dự báo hướng di chuyển của bão cũng giống như dự báo tốc độ di chuyển được xác định là hướng di chuyển trung bình (hướng chủ đạo) của cơn bão trong thời hạn 12h hoặc 24h.

Đăng ngày: 21/07/2018
Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Mới đây, nhân viên tại Công viên quốc gia Grand Teton của Mỹ đã phải tạm thời đóng cửa một số khu vực, khi các vết nứt trên mặt đất ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Đăng ngày: 20/07/2018
Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Ngày nay, internet dần trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, thậm chí, nó còn là nhu cầu thiết yếu giống như đồ ăn, thức uống vậy.

Đăng ngày: 19/07/2018
Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng

Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng "ít nhạy cảm"

Khu vực miền Trung luôn được ví là “rốn bão”, còn miền Nam lại hiếm khi có bão. Tuy nhiên, xu hướng bão đang có sự dịch chuyển dần về phía Nam và xuất hiện ở những vùng ít khi có bão.

Đăng ngày: 19/07/2018
Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Đêm 18/7, bão đã đổ bộ vào đất liền, vùng tâm bão khu vực ven biển các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá gió mạnh cấp 7.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News