Bong bóng khổng lồ "ký sinh" thiên hà chứa Trái đất

Một cấu trúc dạng bong bóng ma quái mang tên eROSITA gắn vào hai bên đĩa thiên hà chứa Trái đất có thể không có nguồn gốc "quái vật" như suy nghĩ trước đây, mà ngược lại.

Theo Science Alert, dữ liệu từ vệ tinh Suzaku được đồng điều hành bởi hai cơ quan vũ trụ Mỹ - Nhật là NASA và JAXA đã ghi lại được điểm then chốt có thể giải thích cho eROSITA, vốn được nhận biết và gây hoang mang từ năm 2020.

Bong bóng eROSITA thật ra là một cặp, đối xứng, hình cầu và bên trong rỗng y như bong bóng, nằm lọt thỏm trong lớp vỏ khí khổng lồ vô hình của thiên hà chứa Trái đất Milky Way (Ngân Hà), mở rộng khoảng 45.661 năm ánh sáng về hai phía của đĩa thiên hà trung tâm.

Bong bóng khổng lồ ký sinh thiên hà chứa Trái đất
Cặp bong bóng eROSITA như hai bóng ma màu vàng và cam ma quái "ký sinh" lên đĩa trung tâm của thiên hà chứa Trái đất - (Ảnh: Viện Max Planck về vật lý ngoài Trái đất).

Các khí năng lượng tạo thành bong bóng được cho là có nhiệt độ khá đồng đều, hơi cao và trong suốt. Khám phá mới cho thấy chúng còn phức tạp hơn thế.

"Mục tiêu của chúng tôi là tìm hiểu về môi trường xung quanh thiên hà, rất quan trọng để hiểu về cách thiên hà của chúng ta hình thành và phát triển" - nhà thiên học Anjali Gupta từ Trường Đại học Cộng đồng Bang Ohio (Mỹ) cho biết.

Dữ liệu Suzaku cho thấy ánh sáng tia X mà các đài thiên văn Trái đất ghi nhận ở bong bóng này không phải vì chúng nóng hơn môi trường xung quanh mà đơn giản vì các chất khí này có mật độ cao hơn.

Đối chiếu với 230 dữ liệu quan sát tia X, họ làm sáng tỏ cách bong bóng này hình thành, cho thấy nó không phải thứ phun ra từ dòng phản lực của lỗ đen quái vật như suy nghĩ trước đây.

Trái lại, chúng là biểu tượng của sự sống: Quá trình hình thành sao. Với giả thuyết mới này, có thể kết luật trung tâm thiên hà chứa Trái đất là một vùng hình thành sao cực kỳ mạnh mẽ dù có một lỗ đen quái vật đầy chết chóc trấn giữ.

Bên trong eROSITA là một cặp bong bóng khí nhỏ hơn gọi là bong bóng Femi, được NASA phát hiện từ năm 2010. Nghiên cứu mới này gợi ý bong bóng Femi có thể được tạo ra theo cách tương tự.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Astronomy.

Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA tung

NASA tung "mãng xà khổng lồ" đi săn sinh vật ngoài hành tinh

Một con mãng xà quái dị vừa ra đời ở " sân Sao Hỏa" của Phòng Thí nghiệm sức đẩy phản lực (JPL) của NASA, chuẩn bị cho sứ mệnh săn tìm sinh vật ngoài hành tinh ở các mặt trăng băng giá.

Đăng ngày: 15/05/2023
Sao Thổ giành lại danh hiệu

Sao Thổ giành lại danh hiệu "vua mặt trăng" từ sao Mộc

Với 62 mặt trăng mới phát hiện, sao Thổ vượt qua sao Mộc, trở thành hành tinh có nhiều mặt trăng nhất Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 15/05/2023
Tín hiệu ngoài Trái đất

Tín hiệu ngoài Trái đất "dội bom" đài thiên văn Trung Quốc: Nguồn gốc đáng sợ!

Một trong 2 loại " quái vật" khủng khiếp nhất vũ trụ có thể là thủ phạm phát đi tín hiệu vô tuyến dị thường nhất từng được biết mà Kính viễn vọng FAST của Trung Quốc đã thu được kể từ năm 2022.

Đăng ngày: 15/05/2023
Bạn đã hiểu sai về Hệ Mặt trời

Bạn đã hiểu sai về Hệ Mặt trời

Những hình ảnh minh họa về Hệ Mặt trời không thể hiện đúng kích thước cũng như chuyển động của các hành tinh trong vũ trụ.

Đăng ngày: 14/05/2023
Tàu đầu tiên lấy mẫu ở phía xa Mặt trăng phóng năm 2024

Tàu đầu tiên lấy mẫu ở phía xa Mặt trăng phóng năm 2024

Trung Quốc dự định thu thập mẫu vật đầu tiên từ phía xa của Mặt trăng và mang về Trái đất với nhiệm vụ Hằng Nga 6 vào tháng 5/2024.

Đăng ngày: 14/05/2023
Ánh sáng lạ từ thiên hà lân cận giúp tìm hiểu vũ trụ thời sơ khai

Ánh sáng lạ từ thiên hà lân cận giúp tìm hiểu vũ trụ thời sơ khai

Ánh sáng này được phát ra từ chất khí xung quanh các ngôi sao nóng nhất và do đó đặc biệt tốt cho việc quan sát các thiên hà có khả năng hình thành sao cao.

Đăng ngày: 13/05/2023
Kính viễn vọng Hubble tìm thấy ngôi sao bí ẩn đã

Kính viễn vọng Hubble tìm thấy ngôi sao bí ẩn đã "chết" tới 5 lần

Kính viễn vọng Không gian Hubble ghi được hình ảnh về ngôi sao xấu số đã chết 5 lần, trải dài trong các năm từ 1990 tới 2016 khi quan sát từ Trái đất.

Đăng ngày: 13/05/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News