Bùa hộ mệnh 6000 năm được đúc như công nghệ của NASA

Chiếc bùa hộ mệnh ra đời cách đây 6.000 năm bằng công nghệ đúc liền khối vẫn được NASA sử dụng để chế tạo tàu vũ trụ.

Chiếc bùa 6.000 năm tuổi tìm thấy ở ngôi làng từ thời Đồ đá mới Mehragarh, Pakistan, là sản phẩm lâu đời nhất sử dụng kỹ thuật đúc khuôn chảy, phương pháp chế tác kim loại vẫn được sử dụng trong ngành hàng không vũ trụ ngày nay, theo Washington Post.

Trong báo cáo công bố hôm 15/11 trên tạp chí Nature, các nhà khoa học ở trung tâm nghiên cứu vật liệu khảo cổ châu Âu Ipanema, Pháp, phân tích chiếc bùa bằng công nghệ chụp ảnh phát quang để tìm hiểu chính xác cách người cổ đại chế tạo nó. Họ chiếu ánh sáng lên chiếc bùa, sau đó đo lượng ánh sáng phản xạ lại. Những vật liệu khác nhau có lượng ánh sáng phản xạ khác nhau, cho phép nhóm nghiên cứu xác định rõ vật liệu dùng để chế tạo chiếc bùa.

Bùa hộ mệnh 6000 năm được đúc như công nghệ của NASA
Bùa hộ mệnh chế tạo bằng kỹ thuật đúc khuôn chảy. (Ảnh: Nature).

Quá trình phân tích chỉ ra chiếc bùa được đúc liền khối, chứng tỏ nó được tạo ra bằng kỹ thuật đúc khuôn chảy. Kỹ thuật này tạo ra bản sao của vật mẫu bằng sáp, sau đó làm khuôn bao quanh. Người thợ rèn đun nóng khuôn này, đổ sáp lỏng ra ngoài và rót kim loại nóng chảy vào trong. Sau khi nguội, khuôn vỡ ra, để lại đồ vật kim loại mới nguyên vẹn.

Chiếc bùa hộ mệnh được chế tác bằng cách đổ đồng nóng chảy vào khuôn đất sét chuẩn bị từ trước. Đồng hấp thụ một lượng nhỏ oxy trong quá trình sản xuất, dẫn đến những vệt oxit đồng nhỏ li ti bên trong chiếc bùa.

Kỹ thuật đúc khuôn chảy có thể sử dụng cho những thiết kế phức tạp hơn. Đây vẫn là phương pháp phổ biến nhất trong các lò đúc ngày nay. "Đúc khuôn chảy là kỹ thuật chế tác kim loại chính xác nhất trong các ngành hàng không vũ trụ và y sinh học, dùng cho hợp kim từ thép đến titan", nhóm nghiên cứu cho biết.

Kỹ thuật cũng được dùng để tạo ra nhiều phần trên tàu con thoi NASA, Trạm Vũ trụ Quốc tế và robot thăm dò sao Hỏa Curiosity. NASA cũng chế tạo các bộ phận của tàu vũ trụ Messenger bay quanh quỹ đạo sao Thủy trong năm 2011 - 2015 bằng công nghệ đúc khuôn chảy này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tình yêu vĩnh cửu qua bức ảnh nụ hôn 2.800 năm khiến nhiều người xúc động

Tình yêu vĩnh cửu qua bức ảnh nụ hôn 2.800 năm khiến nhiều người xúc động

Hai bộ xương được tìm thấy tại một địa điểm khai quật khảo cổ, tỉnh Tây Azerbaijan, Iran trong tư thế đang hướng về nhau và trao cho nhau nụ hôn có niên đại 2,800 năm.

Đăng ngày: 24/11/2016
Phát hiện thành phố bí ẩn 7.000 năm tuổi dưới lòng đất Ai Cập

Phát hiện thành phố bí ẩn 7.000 năm tuổi dưới lòng đất Ai Cập

Bộ Cổ vật Ai Cập cho biết nước này đã khai quật một thành phố có niên đại 7.000 năm (tức thuộc về triều đại đầu tiên của nền văn minh sông Nile) ở tỉnh Sohag.

Đăng ngày: 24/11/2016
Trung Quốc phát hiện cây hóa thạch dài 56m phá kỉ lục thế giới?

Trung Quốc phát hiện cây hóa thạch dài 56m phá kỉ lục thế giới?

Cây hóa thạch được hình thành từ những cái cây đã chết từ hàng trăm triệu năm trước, theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng.

Đăng ngày: 24/11/2016
Khuyên mũi 44.000 năm của thổ dân Australia cổ đại

Khuyên mũi 44.000 năm của thổ dân Australia cổ đại

Mảnh xương thủ công dài 13cm, có nguồn gốc cách đây khoảng 44.000 năm được tìm thấy ở Australia mang nhiều đặc điểm giống khuyên mũi hiện đại.

Đăng ngày: 22/11/2016
Bất ngờ đào được kho báu 1.000 đồng xu cổ trên cánh đồng

Bất ngờ đào được kho báu 1.000 đồng xu cổ trên cánh đồng

Một nông dân ở Anh bất ngờ nổi tiếng sau khi phát hiện ra hơn 1.000 đồng tiền xu trên cánh đồng có niên đại cách đây hàng trăm năm.

Đăng ngày: 21/11/2016
Người cổ đại biết sử dụng sữa bò từ 9.000 năm trước

Người cổ đại biết sử dụng sữa bò từ 9.000 năm trước

Con người đã sử dụng sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa tại khu vực phía bắc Địa Trung Hải khoảng 9.000 năm trước đây.

Đăng ngày: 21/11/2016
Cấu trúc giống búp bê Nga bên trong kim tự tháp Maya

Cấu trúc giống búp bê Nga bên trong kim tự tháp Maya

Các chuyên gia vừa tìm thấy kim tự tháp thứ ba cao 10 m bên trong kim tự tháp Kukulkan của người Maya, nằm tại bang Yucatán, Mexico.

Đăng ngày: 19/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News