Bức ảnh âm bản gây ảo ảnh thị giác rùng rợn
Một ảo ảnh thị giác mới lại làm dư luận dậy sóng và thậm chí khiến nhiều người muốn đi khám mắt ngay lập tức. Hãy thử xem ảo ảnh thị giác này là gì qua bài viết dưới đây nhé.
- Điểm danh các loại ảo ảnh thị giác lừa đảo bộ não
- Giải mã tranh ảo giác "Chú mèo trên cầu thang" gây sốt
Ảo ảnh cô gái bí ẩn khiến bạn lạnh sống lưng sau 15 giây
Kể từ sau sự xuất hiện của chiếc váy xanh đen vàng trắng, các ảo ảnh thị giác luôn nhận được sự quan tâm nhiều của dư luận và đặc biệt là cộng đồng sử dụng Internet. Mới đây nhất, người dùng mạng xã hội đã truyền tay nhau bức ảnh âm bản gây ảo ảnh thị giác khá rùng rợn. Đây là hình ảnh ảo giác không mới nhưng đến nay, các nhà khoa học mới đưa ra lý giải cặn kẽ cho hiện tượng này.
Theo đó, bức ảnh gồm 2 phần, với nửa bên trái là chân dung một cô gái được điều chỉnh dưới dạng ảnh âm bản còn nửa bên phải hoàn toàn trắng xóa.
Để trải nghiệm ảo ảnh thị giác này, người xem cần tập trung nhìn vào chấm tròn trắng trên khuôn mặt cô gái trong 15 giây, sau đó chuyển sang nhìn vào phần bên phải của bức ảnh. Điều kì diệu sẽ ngay lập tức xuất hiện!
Bức ảnh ảo ảnh quang học đang được lan truyền rất nhiều trên Internet
Bạn đã thấy điều gì kì lạ xảy ra hay chưa? Phản ứng từ cộng đồng mạng cho thấy, phần lớn đều sẽ nhìn thấy bóng dáng hình người phụ nữ bí ẩn xuất hiện trên nền trắng bên tay phải. Thật là kỳ diệu phải không?
Vậy nguyên nhân gây ra ảo ảnh này là gì? Dưới góc nhìn khoa học, đây là một dạng ảo ảnh thị giác hình thành từ cơ chế hoạt động của các tế bào hạch trong mắt. Những tế bào này vốn có chức năng xác định và mã hóa những cặp màu sắc bổ túc với những màu có sẵn trong ảnh rồi gửi thông điệp tới bộ não.
Bảng những cặp màu sắc bổ túc cho nhau
Theo tiến sĩ Juno Kim của Đại học Kiểm định và Khoa học Viễn thị ở Úc, việc mã hóa này có thể áp dụng cho tất cả màu sắc mắt người có thể nhìn thấy trong quang phổ ánh sáng. Sau khi mã hóa, các tín hiệu thần kinh sẽ được truyền tới não qua 3 kênh neuron.
Khi ta tập trung nhìn một thứ quá lâu, mức độ hoạt động của các tế bào hạch trở nên đặc biệt mạnh mẽ. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn những tế bào này sẽ yếu đi và chức năng bị suy giảm. Ví dụ, nếu bạn nhìn một thứ màu đỏ quá lâu, các tế bào giúp nhận diện màu đỏ sẽ bị yếu đi. Khi đó, các tế bào mắt sẽ khiến cho màu bổ túc của đỏ là màu xanh lá cây sẽ trở nên mạnh hơn.
Trong trường hợp bức ảnh âm bản ban đầu, những tế bào nhận diện màu sắc trong bức hình âm bản sẽ bị yếu đi, khiến cho những màu bổ túc của chúng mạnh lên. Từ đó, nếu nhìn sang bên màu trắng chúng ta sẽ thấy bức chân dung của người phụ nữ với màu sắc đúng.