Bụi bao trùm thành phố Trung Quốc cứng hơn sắt thép

Các nhà nghiên cứu về ô nhiễm đã kiểm tra chất lượng không khí ở thành phố Tây An và phát hiện tình trạng tồi tệ của lượng khói bụi bao trùm thành phố.

Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), cư dân sống tại một trong những thành phố ô nhiễm nhất ở Trung Quốc đang phải hít thở cùng các hạt bụi còn cứng hơn cả sắt, thép.


Tây An là một trong những thành phố có lượng khói bụi lớn nhất Trung Quốc.

Nhưng các chuyên gia y tế cho rằng, kích thước của hạt bụi mới ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người, chứ không phải là độ cứng.

Một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Jiaotong ở Tây An đã thu thập mẫu khói bụi xung quanh thành phố, ở phía tây bắc tỉnh Thiểm Tây.

Thành phố Tây An có khoảng 8,7 triệu người và là một trong những nơi có tình trạng ô nhiễm không khí tồi tệ nhất. Thành phố này năm ngoái đứng thứ 374 trong tổng số 387 thành phố được theo dõi chất lượng không khí.

“Chúng tôi muốn tìm hiểu xem các hạt bụi này hình thành từ những thứ gì”, Liu Boyu, một nhà nghiên cứu nói. “Chúng tôi muốn nghiên cứu riêng về độ cứng của hạt bụi”.

Họ phát hiện nhiều thành phần của bụi ở khắp nơi trong thành phố, bao gồm crom, sắt, nhôm và chì. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy các hạt bụi có hình dạng khác nhau, có hạt tròn như quả bóng, có hạt lại có hình dạng khác.


Đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng ở Tây An.

Nhưng điều khiến các nhà nghiên cứu bất ngờ là độ cứng của các hạt bụi, theo ông Liu.

Khoảng 70% số hạt bụi cứng đến mức có thể làm hao mòn các thiết bị công nghiệp làm từ hợp kim. “Các hạt bụi cứng đến mức sẽ gây ra hư hại cho các máy móc siêu chính xác”, ông Liu nói.

Ông Liu và các cộng sự công bố nghiên cứu này hồi tuần trước, sau 5 năm tìm hiểu kỹ lưỡng. Nhưng độ cứng của bụi không là nguyên nhân chính ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

“Mức độ nghiêm trọng của bụi nằm ở chỗ chúng xâm nhập sâu trong cơ thể đến đâu và kích thước của chúng”, Zhang Xin, đến từ khoa hô hấp tại bệnh viện Trung Sơn Thượng Hải, cho biết.

“Các hạt bụi càng nhỏ thì càng dễ xâm nhập vào phổi hơn, gây khó khăn cho ô hấp và gần như không thể loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể”.

Chính quyền Tây An hiện vẫn đang loay hoay tìm cách chống lại khói bụi khổng lồ. Đây là điều đáng lo ngại bởi thành phố này gắn liền với nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử, bao gồm việc tìm thấy đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Thực sự chưa bao giờ, người ta ý thức tới một mối nguy hiểm tiềm tàng khác đang "lớn dần", đó là sự ô nhiễm ánh sáng.

Đăng ngày: 16/03/2025
Sóng thần là gì? Khi nào xảy ra sóng thần?

Sóng thần là gì? Khi nào xảy ra sóng thần?

Sóng thần là một trong những thiên tai có sức tàn phá khủng khiếp nhất của nhân loại.

Đăng ngày: 16/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News