Bụi phóng xạ cao bất thường ở châu Âu khiến chuyên gia bối rối

Các máy theo dõi phát hiện lượng lớn bụi phóng xạ trong không khí ở châu Âu nhưng giới chuyên gia vẫn chưa tìm ra nguồn gốc của chúng.

Cơ quan Bảo vệ Bức xạ Đức báo cáo độ phóng xạ gia tăng ở một số khu vực tại Trung Âu và Tây Âu trong tuần trước, theo RT. Lượng bụi phóng xạ tăng cao được phát hiện ở nhiều trạm đo trên khắp châu Âu và 6 địa điểm tại Đức.


Lượng bụi phóng xạ tăng cao trên khắp châu Âu. (Ảnh minh họa: Twitter).

Các hạt bụi phóng xạ là ruthenium-106, một đồng vị sử dụng trong xạ trị ung thư cho khối u ở mắt và đôi khi dùng trong máy phát nhiệt điện phóng xạ (RTG) cung cấp năng lượng cho vệ tinh. Những nước phát hiện có lượng ruthenium-106 tăng vọt là Áo, Pháp, Đức, Italy và Thụy Sĩ.

Dù các nhà chức trách nhấn mạnh người dân không nên hoảng loạn, họ chưa rõ vật liệu phóng xạ đến từ đâu. Mức bụi phóng xạ này chưa gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. "Phân tích mới về nguồn vật liệu phóng xạ chắc chắn chỉ ra vị trí ở phía nam Ural nhưng cũng không thể loại trừ những khu vực khác ở phía nam nước Nga", Cơ quan Bảo vệ Bức xạ cho biết.

Do chỉ có ruthenium-106 được tìm thấy, các nhà chức trách loại trừ nguyên nhân do sự cố nhà máy điện hạt nhân. Các trường hợp bụi phóng xạ tăng vọt trên khắp châu Âu từng xảy ra trong quá khứ nhưng rất hiếm gặp.

Hồi tháng 2, bụi phóng xạ iodine-131 được viện IRSN của Pháp ghi nhận ở nhiều khu vực tại châu Âu như Na Uy, Phần Lan, Ba Lan, Đức, Cộng hòa Séc, Pháp và Tây Ban Nha. Nguồn phóng xạ vẫn chưa được xác định rõ, theoMotherboard.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 17/01/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 16/01/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 12/01/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 10/01/2025
Tại sao biển lặng gió mà vẫn có sóng?

Tại sao biển lặng gió mà vẫn có sóng?

Thông thường chúng ta luôn nghe nói đến sóng gió, sóng và gió luôn đi liền với nhau, không có gió làm sao có sóng?

Đăng ngày: 06/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News