Bụi Sahara, kẻ "phá hoại" mùa hè Caribean

Theo phóng viên tại La Habana, nhật báo Granma (Cuba) dẫn lời của Tiến sĩ Vật lý Eugenio Mojena López, thuộc Viện Khí tượng thủy văn Cuba, cho hay các đám mây bụi này được hình thành từ các cơn bão cát và khối bụi của sa mạc Sahara tại Bắc Phi, có thể đạt độ cao từ 3 tới 7km.

Các đám mây cát bụi này di chuyển sang phía Tây, vượt qua Đại Tây Dương cho tới khi bao phủ biển Caribean, vùng Đông Nam Mỹ, Mexico và Trung Mỹ.

Về thị giác, các đám bụi này phủ lên nền trời xanh thẳm đặc trưng của vùng Caribean những đám mây màu sữa, đôi khi khá dày đặc và hạn chế tầm nhìn xa.

Bụi Sahara, kẻ phá hoại mùa hè Caribean
Mỗi năm có khoảng 90 triệu tấn cát bụi Sahara được “chuyển” tới Caribean.

Các đám mây này chứa đầy các hạt bụi mịn PM10 và PM2,5 bị coi là độc hại với con người, đồng thời cũng chứa các khoáng chất như sắt, canxi, lưu huỳnh, silic và thủy ngân, cùng một số loại vi khuẩn, nấm, một số loài chân khớp ký sinh, tụ cầu khuẩn và các tác nhân ô nhiễm hữu cơ khác.

Các đám mây bụi Sahara thường bắt đầu “ghé thăm” Caribean vào tháng 3, 4 mỗi năm nhưng trở nên mạnh mẽ vào tháng 6, 7 và một phần tháng 8. Chúng tạo ra các khối không khí khô, nóng, làm tăng nhiệt độ trung bình, giảm lượng mưa, gây ra nhiều sấm sét và đặc biệt là khiến các cơn bão Caribean trở nên khắc nghiệt hơn.

Các nhà khoa học cũng nghiên cứu những tác hại của hiện tượng thời tiết này tới khối san hô đặc trưng của hệ sinh thái Caribean, do chúng mang theo một loại nấm từ châu Phi có hại cho san hô, cũng như sâu bệnh đối với một số cây trồng phổ biến trong khu vực, từ lúa gạo, đậu tới mía và hoa quả.

Ước tính hiện tại, mỗi năm có khoảng 90 triệu tấn cát bụi Sahara được “chuyển” tới Caribean, và trong 5 thập kỷ vừa qua khối lượng này đã tăng tới hơn 10 lần. Trung bình một đám mây bụi sẽ xuất hiện tại Caribean khoảng 6 ngày sau khi có một cơn bão cát lớn tại khu sa mạc rộng lớn nhất thế giới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đảo tí hon Kotisaari bốn mùa thay lá đẹp như trong cổ tích

Đảo tí hon Kotisaari bốn mùa thay lá đẹp như trong cổ tích

Hòn đảo này là một địa điểm hoàn hảo để có thể ghi lại sự thay đổi của đất trời, của cây lá, không khí, dòng sông, khu rừng.

Đăng ngày: 26/06/2019
Xuất hiện dạng ô nhiễm hoàn toàn mới của nhựa và nó đang khiến giới khoa học phải đau đầu

Xuất hiện dạng ô nhiễm hoàn toàn mới của nhựa và nó đang khiến giới khoa học phải đau đầu

Một dạng ô nhiễm đang khiến giới khoa học cực kỳ chú ý. Nguyên nhân lại một lần nữa đến từ nhựa.

Đăng ngày: 26/06/2019
Phát hiện ra hồ nước ngọt khổng lồ nằm ngầm dưới lòng biển, thể tích lên tới 2.800km3

Phát hiện ra hồ nước ngọt khổng lồ nằm ngầm dưới lòng biển, thể tích lên tới 2.800km3

Đây có thể là nguồn nước ngọt dồi dào cho tương lai khô cằn, khi hồ nước ngọt khổng lồ nằm sát bờ biển Hoa Kỳ.

Đăng ngày: 24/06/2019
Biến ánh nắng và không khí thành nhiên liệu lỏng

Biến ánh nắng và không khí thành nhiên liệu lỏng

CO2 và nước chiết xuất từ không khí xung quanh sẽ được bơm vào lò phản ứng Mặt trời, đồng thời sử dụng nhiệt từ Mặt trời để tách phân tử thành hydro và carbon monoxide.

Đăng ngày: 21/06/2019

"Sóng thần" mây cuộn trào trên bầu trời Mỹ

Một cư dân ở bang Virginia, Mỹ, trông thấy đám mây như sóng thần ồ ạt xô nhau trên đỉnh núi giống hình vẽ trong kiệt tác của Van Gogh.

Đăng ngày: 21/06/2019
Tầng đất đóng băng vĩnh cửu tan sớm hơn 70 năm gây sốc

Tầng đất đóng băng vĩnh cửu tan sớm hơn 70 năm gây sốc

Tầng đất đóng băng vĩnh cửu tại những nơi xa xôi ở khu vực Bắc Cực thuộc Canada đang tan băng sớm hơn 70 năm so với dự kiến.

Đăng ngày: 21/06/2019
Bãi đá tự biến đổi màu sắc có lịch sử triệu năm ở Trung Quốc

Bãi đá tự biến đổi màu sắc có lịch sử triệu năm ở Trung Quốc

Wucaitan - bãi đá Cầu vồng là công viên địa chất được hình thành do sự xói mòn của dòng chảy và gió.

Đăng ngày: 21/06/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News