Bụi vũ trụ 4,6 tỷ năm tuổi phủ trên nóc nhà châu Âu

Các nhà khoa học lần đầu tiên sàng lọc được 500 hạt bụi vũ trụ có nguồn gốc từ sự hình thành hệ Mặt Trời cách đây 4,6 tỷ năm trong lớp bùn đất mắc kẹt trên mái nhà ở Pháp, Đức và Na Uy.

Bụi vũ trụ có nguồn gốc từ sự hình thành hệ Mặt Trời cách đây 4,6 tỷ năm vừa được phát hiện trên nóc nhà tại ba thành phố lớn ở Pháp, Đức và Na Uy, New Scientist hôm 6/12 đưa tin. Đây là lần đầu tiên chúng được thu thập từ bụi trong thành phố.

Các nhà nghiên cứu đã sàng lọc 300kg bùn đất mắc kẹt trong rãnh mái nhà ở ba thành phố Paris, Berlin và Oslo. Sau khi sử dụng nam châm để hút các mảnh nhỏ chứa khoáng chất từ tính, họ xác định được tổng cộng 500 hạt bụi vũ trụ.

Bụi vũ trụ 4,6 tỷ năm tuổi phủ trên nóc nhà châu Âu
Bụi vũ trụ được tìm thấy tại ba thành phố lớn ở châu Âu. (Ảnh minh họa: Charles Platiau/Reuters).

"Các nhà khoa học từ những năm 1940 đã khẳng định việc bụi vũ trụ liên tục rơi xuống bầu khí quyển của chúng ta. Tuy nhiên, họ cho rằng không thể phân biệt chúng trong hàng triệu hạt bụi trên Trái Đất, ngoại trừ tại môi trường hầu như không có bụi ở Nam Cực hay sâu dưới đại dương", Matthew Genge, làm việc tại Đại học Imperial College London, cho biết.

Bụi vũ trụ trong thành phố có đường kính 0,3mm, trong khi các hạt được tìm thấy trước đây chỉ khoảng 0,1mm. Theo Genge, khác biệt này là do sự thay đổi trong quỹ đạo của các hành tinh như Trái Đất và sao Hỏa khiến lực hấp dẫn bị nhiễu loạn, từ đó ảnh hưởng đến quỹ đạo của các hạt trong không gian. Điều này có thể tác động tới tốc độ khi chúng lao vào bầu khí quyển Trái Đất.

Nghiên cứu cho thấy bụi vũ trụ trong thành phố có tốc độ di chuyển vào khí quyển là 12km/s, nhanh nhất trong số các hạt bụi từng được tìm thấy trên Trái Đất.

"Phát hiện này rất quan trọng bởi chúng ta cần tìm hiểu cách hạt bụi thay đổi trước lực hấp dẫn liên tục của các hành tinh, từ đó tái tạo lịch sử địa chất của hệ Mặt Trời", Genge nhận xét.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thiên thạch nổ biến đêm thành ngày ở Siberia

Thiên thạch nổ biến đêm thành ngày ở Siberia

Đêm 6/12, một thiên thạch rơi trên lãnh thổ vùng Beysky tại Khakassia, tây nam Siberia (Nga) khiến bầu trời đêm bừng sáng như ban ngày.

Đăng ngày: 07/12/2016
Siêu hố đen

Siêu hố đen "ăn thịt" thiên hà từ bên trong

Các nhà thiên văn học Anh phát hiện một hố đen siêu lớn đang tiêu hóa thiên hà sáng nhất chòm Nhân Mã, khiến thiên hà này chết dần từ bên trong.

Đăng ngày: 07/12/2016
NASA phát hiện một thiên thạch lớn đang hướng về Trái đất

NASA phát hiện một thiên thạch lớn đang hướng về Trái đất

Đừng hoảng loạn! Hệ thống giám sát không gian mới của NASA đã phát hiện được một thiên thạch lớn đang tiến nhanh về phía Trái đất, nó được dự kiến sẽ chỉ bay ngang qua chúng ta một cách an toàn trong vòng vài giờ tới.

Đăng ngày: 06/12/2016
Con người có thể đi trăng mật trên Mặt Trăng trong 10 năm tới

Con người có thể đi trăng mật trên Mặt Trăng trong 10 năm tới

Một công ty thám hiểm không gian Mỹ dự kiến đưa con người lên Mặt Trăng du lịch trong 10 năm tới với chi phí 10.000 USD và thời gian di chuyển khoảng 4 tiếng.

Đăng ngày: 06/12/2016
Vũ trụ có thể đang bắt đầu lụi tàn

Vũ trụ có thể đang bắt đầu lụi tàn

Các nhà khoa học phát hiện nhiều dấu hiệu cho thấy vũ trụ đang bắt đầu lụi tàn và quá trình này có thể kéo dài đến 10 tỷ năm.

Đăng ngày: 06/12/2016
Kỳ quái UFO

Kỳ quái UFO "hút năng lượng" từ mặt trời

Những hình ảnh thiên văn mới công bố cho thấy một UFO đang

Đăng ngày: 06/12/2016
Việt Nam sắp đón trận mưa sao băng đẹp nhất năm

Việt Nam sắp đón trận mưa sao băng đẹp nhất năm

Đêm 13 rạng sáng 14/12, người yêu thích thiên văn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng, một trong hai trận mưa sao băng lớn nhất năm.

Đăng ngày: 05/12/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News