Bùn thải công nghiệp bón cây: Nguy hiểm!
Hiện có tình trạng sử dụng bùn thải ở các khu công nghiệp để bón cho cây xanh. Đây được xem là việc làm nguy hiểm vì loại bùn này đầy chất độc hại. Khi gặp nước mưa, chúng sẽ ngấm đất, gây ô nhiễm nước mặt, nước ngầm và chất lượng đất.
Lấy mẫu nước thải ở Khu công nghiệp Lê Minh Xuân (TP.HCM).
(Ảnh: Báo Đất Việt)
Đây là khẳng định của TS Nguyễn Thị Vân Hà, Bộ môn Quản lý môi trường, khoa Môi trường, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM trong đề tài nghiên cứu đánh giá rủi ro ô nhiễm từ các khu công nghiệp (KCN) tại TP.HCM.
Theo TS Hà, việc sử dụng bùn thải từ các trạm xử lý nước thải tập trung để bón cho cây xanh như hiện nay nhiều đơn vị đang áp dụng là không thể tiếp tục. Nguyên nhân trong bùn này còn có nhiều loại chất nguy hại, khi gặp nước mưa sẽ ảnh hưởng đến nước mặt, nước ngầm và chất lượng đất.
Kết quả kiểm nghiệm cho thấy dịch chiết từ bùn thải trên có hàm lượng COD (chất hữu cơ trong nước); hàm lượng kim loại nhôm, sắt, crôm, niken, kem và đồng cao.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra các KCN Hiệp Phước, Tân Bình, Lê Minh Xuân, Tân Tạo và khu chế xuất Tân Thuận là những nơi tạo ra nguy hiểm cao với ô nhiễm nguồn nước. Những KCN được đánh giá có mức nguy hiểm thấp hơn có: Bình Chiểu, Linh Trung 1, Linh Trung 2, Cát Lái 2, Tân Phú Trung, Tây Bắc Củ Chi, Tân Thới Hiệp.
Tuy nhiên, nước thải từ các KCN, khu chế xuất được đánh giá đều mang độc tính nhẹ đến trung bình. Nước thải của ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật được đánh giá có độc tính cao nhất, kế đến là sản xuất giấy có xeo, nước thải thuộc da. Nước thải xi mạ và dệt nhuộm được cho là có độc tính thấp.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
