“Bùng nổ” sứa - mối đe dọa đối với đại dương

Cần sớm có những hành động để giải quyết vấn đề gia tăng nhanh số lượng sứa, vấn đề được coi là hậu quả của hoạt động của con người.

Trong nghiên cứu mới của mình, nhà khoa học của Đại học Queensland Anthony Richardson đưa ra bằng chứng khá thuyết phục rằng “bùng nổ” sứa là hậu quả của việc đánh cá quá mức, và gia tăng lượng phân hoá học và chất thải.

“Sự quy tụ sứa dày đặc có thể là hiện tượng tự nhiên của hệ sinh thái biển ổn định nhưng hiện nay một thực trạng rõ ràng là việc lan tràn sứa đã bùng nổ trên khắp các đại dương,” tiến sỹ Richardson cho biết.

“Trong những năm gần đây, sự bùng nổ sứa được ghi nhận ở Địa Trung Hải, vịnh Mexico, biển Đen và biển Caspia, bờ biển đông bắc Mỹ và đặc biệt là vùng biển Viễn đông".

“Sự bùng nổ mạnh nhất là ở vùng biển Nhật Bản. Ở đây, người ta tìm thấy những con sứa Nomura có đường kính tới 2m và nặng tới 200 kg.” 

“Bùng nổ” sứa - mối đe dọa đối với đại dương

Số lượng sứa, ví dụ như loài “Catostylus”, gia tăng nhanh do sự tổng hoà các yếu tố ô nhiễm, đánh bắt cá quá mức, và thay đổi khí hậu (Ảnh: Lisa Gershwin)

Nghiên cứu tiến hành bởi tiến sỹ Richardson cùng đồng nghiệp tại Đại học Miami, Đại học Swansea và Đại học Western Cape được đăng trên tạp chí quốc tế Xu hướng trong Sinh thái và Tiến hoá vào đúng thời điểm ngày đại dương thế giới 8/6.

“Qua quá trình cạnh tranh sinh tồn và ăn thịt lẫn nhau, cá có thể duy trì số lượng sứa trong tầm kiểm soát, nhưng đánh bắt cá qúa mức đã phá huỷ sự cân bằng đó.” Tiến sỹ Richardson cho biết. “Ví dụ, ở bờ biển Namibia, việc đánh cá tràn lan làm giảm lượng cá mòi xuống chỉ còn 1/10, và sứa đã thế chỗ trở thành loài áp đảo.”

Sự thay đổi khí hậu cũng tạo điều kiện thuận lợi cho loài sứa, biểu hiện ở sự dồi dào của trùng roi, nguồn thức ăn chủ yếu của sứa. Nước biển ấm lên cũng góp phần gia tăng sự phân tán nhiều loài sứa.

“Nhiều bằng chứng gợi ý rằng hệ sinh thái mở của đại dương có thể bị đảo lộn. Cá có thể mất vị trị thống trị và sứa thay thế vào vị trí đó. Điều này có thể kéo theo nhiều hệ quả sinh thái, kinh tế, xã hội khác”, theo tiến sỹ Richardson.

“Chúng ta cần khởi động việc kiểm soát môi trường biển một cách cẩn trọng và khoa học để ngăn chặn những sự việc tương tự như việc bùng nổ sứa có thể xảy ra.”

Tài liệu tham khảo:
Richardson et al. The jellyfish joyride: causes, consequences and management responses to a more gelatinous future. Trends in Ecology & Evolution, 2009; 24 (6): 312 DOI: 10.1016/j.tree.2009.01.010

Từ khóa liên quan:

sứa

đại dương

khí hậu

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển mang đủ hình thù kỳ quái, màu sắc sặc sỡ khiến nhiều người cho rằng chúng chính là bằng chứng về các sinh vật ngoài hành tinh đang hiện diện trên Trái đất.

Đăng ngày: 26/05/2019
Cá mú quái vật nặng 2 tạ nuốt chửng cá mập trước mặt ngư dân Mỹ

Cá mú quái vật nặng 2 tạ nuốt chửng cá mập trước mặt ngư dân Mỹ

Theo Fox News, một nhóm các ngư dân ở thành phố Everglades, bang Florida, Mỹ, có cơ hội chứng kiến con mú tặng 2 tạ ăn thịt cá mập trong chớp nhoáng.

Đăng ngày: 20/07/2018
Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?

Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?

Các vùng biển nhiệt đới từ lâu đã nổi tiếng với cảnh quan đẹp tuyệt vời với bãi cát trắng sáng và làn nước biển trong lành mát rượi.

Đăng ngày: 20/07/2018
Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng

Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng

Một người lướt sóng đã phải cảnh báo về sự hiện diện của cá mập, khuyên những người khác không nên xuống nước.

Đăng ngày: 18/07/2018
Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Ước tính hàng năm, trong mỗi đợt di cư sẽ có khoảng 70 ngàn con cá voi chết đi. Nhưng sau đó, thịt, mỡ và xương của chúng chính là nguồn sống cho nhiều loài sinh vật khác.

Đăng ngày: 17/07/2018
Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Nghiên cứu sinh tiến sĩ Vũ Long - người thành lập Mạng lưới thú biển Việt Nam, chia sẻ 6 bước cần thiết để sơ cấp cứu cá heo một cách khoa học, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân và con vật.

Đăng ngày: 17/07/2018
Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Tàu Okeanos Explorer của NOAA (cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ) vừa kết thúc nhiệm vụ thám hiểm những khu vực biển ít được nghiên cứu tại khu vực Đông Nam nước Mỹ.

Đăng ngày: 16/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News