Bước tiến mới trong việc khống chế căn bệnh có thể khiến 13,8 triệu người tử vong

Một nghiên cứu mới đã xác định được protein Amyloid Beta là tác nhân gây độc cho hệ thần kinh khi nó thâm nhập được vào não của người mắc bệnh Alzheimer. Căn bệnh này sẽ khiến 13,8 triệu người Mỹ bị ảnh hưởng có thể dẫn tới tử vong vào năm 2050.

Theo một nghiên cứu y tế mới nhất được công bố trên Tạp chí Hóa-Sinh học,các nhà khoa học đã xác định được protein Amyloid Beta chính là nguyên nhân gây nhiễm độc thần kinh cho người mắc bệnh Alzheimer.

Protein Amyloid Beta cản trở sự ráp nối giữa những tế bào bị đứt gãy, khiến các tế bào khó hồi phục. Ngoài ra, những mảnh vỡ để lại của protein bám vào thành tế bào khiến não bị sụt giảm mạnh mẽ chức năng của mình.


Các protein Amyloid Beta đang xâm nhập và chiếm quyền kiểm soát các ti thể của tế bào thần kinh. (Ảnh: Đại học Washington).

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đến từ Đại học Washington ở thành phố St. Louis, bang Missouri cùng các cộng tác viên từ Đức, đã cho thấy rõ cách protein Amyloid Beta thay đổi cấu trúc của nó để dễ dàng chui vào các tế bào thần kinh.

Tuy nhiên, việc protein này gây nhiễm độc vẫn còn là một câu hỏi gây tranh cãi. Các nhà khoa học cho rằng protein này cản trở chức năng của ti thể tế bào thần kinh (là những nhà máy cấp năng lượng cho tế bào), cắt đứt nguồn năng lượng và dẫn đến cái chết của những tế bào.

Sau khi biết được cách protein xâm nhập được vào tế bào, các nhà khoa học tìm hiểu sự tương tác giữa Amyloid Beta và ti thể, xem chúng sẽ hành độngnhư thế nào, xóa bỏ hay thu thập thêm. Việc biết thêm cách protein này tương tác với tế bào, sẽ giúp chúng ta ngăn chặn được và chữa được các bệnh nhân trong tương lai.

Theo Hiệp hội Alzheimer, bệnh Alzheimer là nguyên nhân đứng thứ 6 khiếnngười Mỹ phải tử vong. Nếu không có những bước đột phá y tế kịp thời, ước tính có đến 13,8 triệu người Mỹ từ 65 tuổi trở lên phải chịu ảnh hưởng và dẫn đến tử vong bởi căn bệnh này vào năm 2050.

Với những nỗ lực không ngừng của các nhà khoa học, những căn bệnh khó chữa như Alzheimer sẽ không còn là mối bận tâm nữa. Chúng ta đã bước được một bước trong công cuộc ngăn chặn nó, hãy lạc quan và quên nó đi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đăng ngày: 01/07/2025
Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần

Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần

Là cây rau quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày, rau cần nước còn là vị thuốc chữa được nhiều loại bệnh mà ít ai biết.

Đăng ngày: 27/06/2025
Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí

Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí

Say nắng, say nóng là hiện tượng thường gặp trong mùa hè, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng cao điểm...

Đăng ngày: 26/06/2025
Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung

Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung

Nếu bị ung thư cổ tử cung, chị em có thể có những dấu hiệu khác thường như đau vùng chậu, chảy máu âm đạo bất thường...

Đăng ngày: 26/06/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 25/06/2025
Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị thủy đậu

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị thủy đậu

Việc ăn uống đúng cách sẽ giúp người bệnh mau hồi phục sức khỏe, tránh biến chứng khi bị thủy đậu.

Đăng ngày: 25/06/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 23/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News