Cá ăn thịt biết nói

Pihanha, loài cá ăn thịt người hung hãn nhất thế giới, sẽ “gắt lên” khi tranh giành thức ăn hay chuẩn bị gây chiến và cắn xé kẻ địch.

>>> Những loài cá quái dị và nguy hiểm bậc nhất

Nghiên cứu mới nhất cho thấy, loài cá đáng sợ này không chỉ có những cú cắn chết người. Theo The Guardian, nhờ hệ thống mic tí hon đặt trong bể cá, các nhà khoa học đã thu được một tổ hợp âm thanh hết sức ấn tượng gồm những âm thanh nghe như tiếng trống, tiếng “sủa gắt” và cả tiếng “rên rỉ”. Họ phát hiện, mỗi một âm thanh này lại hàm chứa một thông điệp khác nhau.

Dù hầu hết thời gian, cá piranha di chuyển và săn mồi trong im lặng, nhưng khi đánh hơi thấy rắc rối (chẳng hạn như giành thức ăn với con khác hay khi bị các nhà khoa học vớt lên để nghiên cứu), chúng sẽ phát ra tiếng sủa gắt.

Cá ăn thịt biết nói

Từ lâu, khoa học đã biết cá sử dụng sóng âm để giao tiếp và hấp dẫn bạn tình, nhưng con người hoàn toàn không hay biết về khả năng tạo âm phong phú của cá, cũng như không hiểu được ý nghĩa từ những âm thanh này.

Những tư liệu đã giúp Tiến sĩ Eric Parmentier, Đại học Liege, Bỉ “phiên dịch” giúp loài cá hung thần này. “Chúng sủa lên như để cảnh báo về trận chiến sắp nổ ra. Chúng gây ra tiếng động dồn dập như tiếng trống khi đuổi theo con khác và rên rỉ khi cắn một con piranha đồng loại”, Tiến sĩ Parmentier giải thích trên BBC.

Cũng theo tiết lộ của tiến sĩ Parmentier thì nghiên cứu loài cá hung thần piranha có lẽ là một trong những nghiên cứu nguy hiểm nhất. “Chúng tôi thường xuyên phải vào viện vì bị cá cắn. Ngón tay của một đồng nghiệp còn suýt chút nữa bị cắn đứt lìa”.

Cũng giống như một số loài cá khác, piranha phát ra âm thanh bằng cách siết nhanh các cơ xung quanh bong bóng. Chúng thay đổi tông và cao độ của âm thanh bằng cách thay đổi tần suất co cơ.

Một con cá piranha trưởng thành có thể dài tới 30cm và có hàm răng cực sắc. Cú ngoạm của chúng có thể xé đứt thịt một cách hiệu quả bởi chúng có hình dạng giống như lưỡi dao.

Tiến sĩ Parmentier dự định trong giai đoạn sau của cuộc nghiên cứu, nhóm của ông sẽ “nghe lén” các cuộc trò chuyện của cá piranha trong đầm bởi quy mô của bể cá khá nhỏ và có thể môi trường sống tự nhiên sẽ khiến cá piranha tích cực “giao tiếp” hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển mang đủ hình thù kỳ quái, màu sắc sặc sỡ khiến nhiều người cho rằng chúng chính là bằng chứng về các sinh vật ngoài hành tinh đang hiện diện trên Trái đất.

Đăng ngày: 26/05/2019
Cá mú quái vật nặng 2 tạ nuốt chửng cá mập trước mặt ngư dân Mỹ

Cá mú quái vật nặng 2 tạ nuốt chửng cá mập trước mặt ngư dân Mỹ

Theo Fox News, một nhóm các ngư dân ở thành phố Everglades, bang Florida, Mỹ, có cơ hội chứng kiến con mú tặng 2 tạ ăn thịt cá mập trong chớp nhoáng.

Đăng ngày: 20/07/2018
Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?

Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?

Các vùng biển nhiệt đới từ lâu đã nổi tiếng với cảnh quan đẹp tuyệt vời với bãi cát trắng sáng và làn nước biển trong lành mát rượi.

Đăng ngày: 20/07/2018
Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng

Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng

Một người lướt sóng đã phải cảnh báo về sự hiện diện của cá mập, khuyên những người khác không nên xuống nước.

Đăng ngày: 18/07/2018
Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Ước tính hàng năm, trong mỗi đợt di cư sẽ có khoảng 70 ngàn con cá voi chết đi. Nhưng sau đó, thịt, mỡ và xương của chúng chính là nguồn sống cho nhiều loài sinh vật khác.

Đăng ngày: 17/07/2018
Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Nghiên cứu sinh tiến sĩ Vũ Long - người thành lập Mạng lưới thú biển Việt Nam, chia sẻ 6 bước cần thiết để sơ cấp cứu cá heo một cách khoa học, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân và con vật.

Đăng ngày: 17/07/2018
Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Tàu Okeanos Explorer của NOAA (cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ) vừa kết thúc nhiệm vụ thám hiểm những khu vực biển ít được nghiên cứu tại khu vực Đông Nam nước Mỹ.

Đăng ngày: 16/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News