Cá cái giao phối 200 lần nhưng giữ trứng lại cho bạn tình hoàn hảo

Hãy giả bộ cho đến khi bạn thực sự làm được. Cá mút đá cái giao phối hàng trăm lần nhưng bí mật giữ lại trứng cho đến khi chắc chắn bạn tình là xứng đáng với mình.

Theo Newscientist, trong suốt mùa giao phối, cá mút đá suối (Lethenteron kessleri) đực và cái ở Siberia gặp gỡ ở trong những cái tổ đặc biệt ở suối nơi chúng sinh sống. Một con cá cái được cho là giao phối đến 200 lần với 10 con cá đực trở lên.

Cho đến nay, lợi ích của những cuộc đua marathon này đối với cá mút đá cái vẫn chưa được rõ, bởi vì chúng đòi hỏi rất nhiều năng lượng. Gần đây nhà nghiên cứu Nhật Bản Itsuro Koizumi ở Đại học Hokkaido và các đồng nghiệp đã phát hiện ra rằng trong hầu hết những cuộc giao phối, cá mút đá suối cái không phóng ra trứng.

Cá cái giao phối 200 lần nhưng giữ trứng lại cho bạn tình hoàn hảo
Ảnh chụp màn hình một con cá mút đá.

Những con cá bố tiềm năng dường như không để ý khi đối tác cá cái lừa chúng bằng cách giữ trứng lại, theo nhà nghiên cứu Koizumi, vì chúng vẫn phóng những đám tinh trùng vào trong nước.

Những con cá mút đá cái có nhiều khả năng tham gia vào cuộc giao phối giả khi tham gia cuộc vui cùng với rất nhiều cá đực, gợi ý rằng chúng mới là người kén cá chọn canh với nhiều lựa chọn hơn. Điều này phù hợp với giải thuyết rằng việc giả vờ giao phối cho phép cá cái lựa chọn cha cho những đứa con của mình.

Một số loài chim cái và động vật có vú cái cũng giao phối với nhiều con đực – một quá trình được gọi là sự lựa chọn bí mật. Nhưng với những con cái mút đá cái, điều này liên quan đến lựa chọn tinh trùng một khi nó thực sự ở trong đường sinh sản của con cái. Sự lựa chọn bí mật của con cái trong các loài mà trứng được thụ tinh bên ngoài cơ thể đã chỉ được ghi nhận ở một số ít loài động vật.

Mặc dù vậy trong những cuộc marathon giao phối, cá mút đá có thể không lựa chọn cha cho những đứa con của mình dựa trên sức mạnh của con đực. Thay vào đó, nó có thể liên quan đến việc con đực có thể di chuyển được bao nhiêu hòn đá trong quá trình xây tổ, nhà nghiên cứu Koizumi nói.

Những con cá mút đá suối chỉ phát triển mắt khi trưởng thành và con cái có mắt to hơn con đực – có khả năng bởi chúng cần mắt để lọc ra bạn tình tốt nhất.

Cá mút đá, còn được gọi là cá "ma cà rồng" có chiều dài từ 60cm đến 90cm. Chúng có hình dạng trông giống lươn, nhưng hành vi của chúng lại giống loài đỉa. Với miệng tròn như chiếc đĩa và răng sắc nhọn, cá mút đá bám vào các loài cá khác và hút máu cũng như dịch cơ thể của chúng, khiến nạn nhân suy yếu hoặc tử vong.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những

Những "quái vật" khát máu ẩn náu trong rừng rậm Amazon

Rừng Amazon rậm rạp không thiếu những "quái vật" ăn thịt người, vô cùng khát máu và sẵn sàng tiêu diệt con mồi trong nháy mắt.

Đăng ngày: 24/02/2017
Phát hiện loài sóc đáng yêu có cặp mông căng tròn như đồ giả

Phát hiện loài sóc đáng yêu có cặp mông căng tròn như đồ giả

Sở hữu vòng 3 căng tròn như photoshop, những chú sóc bông này trông giống như Kim Kardashian phiên bản động vật vậy.

Đăng ngày: 24/02/2017
Phát hiện loài ếch mới

Phát hiện loài ếch mới "bé tí xíu", thừa sức đặt trên móng tay

Sau 5 năm thám hiểm khám phá sâu ở vùng Ghats Tây của Ấn Độ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra 7 loài ếch mới, được đặt tên là

Đăng ngày: 22/02/2017
Bắt được chim lạ, nghi là loài hiếm trong sách đỏ

Bắt được chim lạ, nghi là loài hiếm trong sách đỏ

Lúc chơi đùa, nhóm trẻ ở thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) bắt được con chim lạ có bộ lông sặc sỡ, nghi chim trĩ - một loài quý hiếm có trong sách đỏ.

Đăng ngày: 21/02/2017
Những sự thật ít được biết đến về loài sói

Những sự thật ít được biết đến về loài sói

Chó sói, biểu tượng của vẻ đẹp và sức mạnh, tượng trưng cho cả những điều tốt đẹp và xấu xa tàn ác.

Đăng ngày: 20/02/2017
Gà vô sinh có khả năng “đẻ thuê” trứng

Gà vô sinh có khả năng “đẻ thuê” trứng

Các nhà khoa học mới tạo ra một loại gà biến đổi gene không thể đẻ trứng của mình nhưng lại có khả năng làm vật chủ để sản xuất trứng cho con gà khác.

Đăng ngày: 20/02/2017
Phát hiện 700 cá thể tắc kè đuôi vàng đặc hữu chỉ có ở Việt Nam

Phát hiện 700 cá thể tắc kè đuôi vàng đặc hữu chỉ có ở Việt Nam

Nhóm nghiên cứu của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã phát hiện, xác định hơn 700 cá thể tắc kè đuôi vàng ở trên đảo Hòn Khoai.

Đăng ngày: 18/02/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News