Cá chép châu Á "xâm lược" các vùng nước ở Canada và Mỹ

Giới chức địa phương Canada đang rất lo lắng về sự xuất hiện của cá chép châu Á ở sông Saint Lawrence.

Chính quyền tỉnh đang tìm mọi cách ngăn chặn sự hoành hành của loài cá này trong hệ thống sông, hồ và kênh rạch trọng yếu.

Theo phóng viên tại Canada, Bộ Động vật hoang dã tỉnh Quebec (Kê-bếch) cho biết Saint Lawrence là con sông lớn chảy từ phía Tây Nam lên Đông Bắc ở miền Đông của Bắc Mỹ, thông Ngũ Đại Hồ (5 hồ lớn nhất nước Mỹ) với Đại Tây Dương.

Sông này có một phần chảy qua các tỉnh Ontario và Quebec của Canada. Việc cá chép châu Á xuất hiện ở sông này dẫn tới nguy cơ cao phát tán rộng trong hệ thống sông ngòi ở Canada.

Trước đó, Bộ Động vật hoang dã tỉnh Quebec đã tiến hành khảo sát 110 địa điểm trên Saint Lawrence trong năm 2015-2016 và tìm thấy cá chép châu Á trong ít nhất 16 địa điểm.

Chính quyền tỉnh cảnh báo cuộc "xâm lược" của cá chép châu Á có thể gây thiệt hại trị giá hàng triệu dollar Canada (CAD) cho nền kinh tế tỉnh này.

Cá chép châu Á xâm lược các vùng nước ở Canada và Mỹ
Cá chép châu Á được biết đến là một loài cá thích nghi rất tốt với môi trường mới. (Nguồn: cbc.ca).

Hiện giới chức Quebec chưa tìm được giải pháp nào khả thi nhằm ngăn chặn sự xâm lấn của cá chép châu Á.

Trước mắt, tháng 1 vừa qua, chính quyền tỉnh đã đưa ra lệnh cấm sử dụng cá mồi sống để câu cá trong mùa Hè này. Lệnh cấm sẽ được nghiên cứu mở rộng vào các mùa khác.

Bộ Động vật hoang dã tỉnh Quebec cũng có kế hoạch lấy ý kiến các nhà khoa học và người dân về làm thế nào để hạn chế sự xâm lấn của cá chép châu Á đến các vùng nước nội địa của tỉnh.

Cá chép châu Á được biết đến là một loài cá thích nghi rất tốt với môi trường mới. Ngoài việc bơi khỏe và tránh lưới rất tốt, chúng còn là loài ăn tạp, có thể ăn lượng thức ăn lên đến 40% trọng lượng cơ thể.

Với chiều dài thường từ 50-90cm, có thể nặng hơn 50kg, cá chép châu Á tiêu tốn lượng thức ăn lớn bao gồm cả các loài thủy sinh khác.

Chúng đã tiêu diệt nhiều giống cá địa phương trên đường di chuyển, phá hủy hệ sinh thái nơi nó sống.

Mỗi con cá chép châu Á có thể đẻ đến 2 triệu trứng cho một lần sinh sản, nên loài cá này phát triển rất nhanh, thành những đàn lớn hàng trăm con.

Không chỉ ở Canada, nạn xâm lấn của cá chép châu Á vẫn đang làm đau đầu chính quyền nhiều bang nước Mỹ.

Người Mỹ đưa cá chép châu Á vào những ao, đầm ở miền Nam nước này trong những năm 70 của thế kỷ trước.

Họ dùng cá chép để làm sạch ao nuôi cá tra, giúp chúng khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, sáng kiến "xanh" này trở nên phản tác dụng khi cá chép thoát ra sông Mississippi và sinh sản, rồi tiến vào Ngũ Đại Hồ, đe dọa cuộc sống của các sinh vật thủy sinh địa phương.

Theo các nhà nghiên cứu, cá chép châu Á ngốn tới 1/5 lượng sinh vật phù du trong Ngũ Đại Hồ, đe dọa ngành công nghiệp đánh cá và du lịch trị giá 4 tỷ USD/năm ở 5 hồ này.

Nhằm ngăn chặn sự lây lan của loài cá này, người Mỹ đã dựng rào cản nhằm tách sông Mississippi và Ngũ Đại Hồ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá nặng 8kg nghi là cá sủ vàng bạc tỷ dính lưới ngư dân

Cá nặng 8kg nghi là cá sủ vàng bạc tỷ dính lưới ngư dân

Con cá toàn thân có màu vàng óng, nặng khoảng 8kg nghi là loài cá sủ vàng quý hiếm được ông Sử đánh bắt trên sông Cấm.

Đăng ngày: 04/03/2017
Chiêm ngưỡng loài chim chỉ có ở châu Phi

Chiêm ngưỡng loài chim chỉ có ở châu Phi

Chim Turaco xanh lớn có tên khoa học là Corythaeola Cristata. Nó là thành viên duy nhất trong gia đình Musophagidae.

Đăng ngày: 03/03/2017
Loài vật có

Loài vật có "chuyện giường chiếu" kỳ dị nhất hành tinh

"Chuyện ấy" - dù là ở người hay động vật - thì cũng đều muôn màu muôn vẻ. Đấy có lẽ cũng là lý do vì sao mà dân tình dạo gần đây đang cảm thấy điên đảo vì bộ phim "50 sắc thái - đen" được trình chiếu ngoài rạp.

Đăng ngày: 03/03/2017
Kinh dị loài nhện có khả năng tàng hình siêu việt

Kinh dị loài nhện có khả năng tàng hình siêu việt

Loài nhện bọc Australia nổi tiếng không phải vì sở hữu chất độc chết người, cũng không vì hung hăng, máu lạnh, chúng gây ấn tượng bởi khả năng tàng hình siêu việt.

Đăng ngày: 02/03/2017
Phát hiện một loài Thằn lằn ngón mới ở Ninh Bình

Phát hiện một loài Thằn lằn ngón mới ở Ninh Bình

Các nhà khoa học vừa công bố loài Thằn lằn ngón mới ở Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, tỉnh Ninh Bình trên tạp chí khoa học chuyên ngành Zootaxa của New Zealand.

Đăng ngày: 27/02/2017
Phát hiện mới đầy thú vị về khả năng học hỏi của loài ong nghệ

Phát hiện mới đầy thú vị về khả năng học hỏi của loài ong nghệ

Chỉ cần được nhử bằng những miếng mồi ngon, những chú ong nghệ có thể được huấn luyện để lăn bóng trúng đích.

Đăng ngày: 27/02/2017
Cá cái giao phối 200 lần nhưng giữ trứng lại cho bạn tình hoàn hảo

Cá cái giao phối 200 lần nhưng giữ trứng lại cho bạn tình hoàn hảo

Hãy giả bộ cho đến khi bạn thực sự làm được. Cá mút đá cái giao phối hàng trăm lần nhưng bí mật giữ lại trứng cho đến khi chắc chắn bạn tình là xứng đáng với mình.

Đăng ngày: 26/02/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News