Cà chua biến đổi gene cho ra quả chùm như nho để rút ngắn thời gian thu hoạch, tăng năng suất

Các nhà khoa học Mỹ mới đây đã tìm ra phương pháp chỉnh sửa gene của cà chua, giúp loại quả này có thể phát triển thành những chùm quả xum xuê giống như nho, thay vì phát triển thành dây leo như trước kia.

Ý tưởng một ngày nào đó, các phi hành gia có thể thưởng thức trái cây tươi đang tới rất gần. Tuy nhiên những loại quả như cà chua với đặc điểm dây leo chắc chắn sẽ chiếm rất nhiều không gian trên trạm vũ trụ. Chưa kể đây cũng là một giống cây khó chiều.

Tuy nhiên giờ đây các nhà khoa học đã phát triển thành công một giống cà chua biến đổi gene, giúp chúng có thể phát triển thành chùm và chiếm ít diện tích hơn. Thành tựu này hứa hẹn sẽ thúc đẩy sự phát triển các giống cây mới, cho năng suất cao hơn trong khi không tốn quá nhiều không gian.

Theo Dailymail, để có được giống cà chua biến đổi gene và mọc thành chùm như nho, các nhà khoa học đến từ Phòng thí nghiệm Cold Spring Harbor, Mỹ đã phải chỉnh sửa một cách vô cùng tỉ mỉ, chính xác gene của cây cà chua bằng công nghệ CRISPR.

Trong cây cà chua có hai gene là Self Pruning và SP5G. Đây là hai gene có vai trò kiểm soát quá trình tăng trưởng và ra hoa, đậu quả của cây cà chua. Tuy nhiên còn có một gene thứ ba là Sier, đóng vai trò kiểm soát chiều dài của thân cây. Nếu như chỉnh sửa hai gene đầu tiên, cà chua sẽ ít ra trái và có vị rất tệ. Đó là lý do các nhà khoa học đã quyết định chỉnh sửa gene thứ ba với mong muốn tạo ra một cây cà chua có kích thước hoàn hảo nhất.

Sau khi chỉnh sửa gene thứ ba, cây cà chua không chỉ có kích thước nhỏ gọn hơn mà còn mất ít thời gian tăng trưởng, cụ thể chỉ mất khoảng 40 ngày. Đặc điểm của giống cà chua mới này là quả nhỏ, mọc thành chùm và có độ chín đều. Nhóm tác giả cho biết: "Chúng có hình dạng và kích thước nhỏ, tất nhiên là chúng có vị ngon nhưng còn tùy vào sở thích của mỗi người".


Cà chua sau khi chỉnh sửa gene có kích thước nhỏ hơn và số trái cũng nhiều hơn.


Hoa của cây cà chua thông thường (bên trái) và hoa của cà chua chỉnh sửa gene (bên phải) hoàn toàn khác

Tác giả kiêm nhà nghiên cứu sinh học Zach Lippman đến từ phòng thí nghiệm Cold Spring Harbor cho biết: "Phương pháp chỉnh sửa gene này cho thấy chúng ta hoàn toàn có thể sản xuất cây trồng theo những cách mới mà không cần phải cày xới đất hay bổ sung quá nhiều phân bón. Đây là một cách tiếp cận thú bị giúp nuôi sống con người và giảm bớt lượng khí thải CO2".

Biến đổi khí hậu sẽ làm thay đổi điều kiện phát triển trên Trái Đất và tác động lớn tới cây trồng. Đó là chưa kể nếu con người muốn chinh phục vũ trụ, chúng ta sẽ phải học cách sản xuất lương thực, thực phẩm. Với điều kiện khắc nghiệt ở bên ngoài Trái Đất, rõ ràng việc tạo ra những giống cây mới cho năng suất cao, tiết kiệm diện tích trồng sẽ là ưu tiên hàng đầu.

Nhóm nghiên cứu hy vọng, kỹ thuật gene của họ sẽ mở đường cho các thí nghiệm biến đổi gene trên các cây ăn quả khác như kiwi. Giáo sư Lippman tin rằng, nếu thời gian thu hoạch nông sản có thể rút ngắn hơn nữa trong khi vẫn đạt được năng suất cao, nó sẽ mở ra một nền nông nghiệp sạch và vươn lên tầm cao mới.

NASA từ lâu đã nghiên cứu cách trồng cây trên vũ trụ. Nhiều thí nghiệm trên trạm ISS đã được thực hiện để tìm hiểu cách sinh trưởng của thực vật trong môi trường không trọng lực. Tuy nhiên khó khăn không dừng lại ở điều kiện khí hậu mà còn nằm ở cả vấn đề thổ nhưỡng.

Bởi lẽ đất trên Sao Hỏa nhiều khả năng sẽ rất khó trồng cây vì chúng chứa các hợp chất gây hại cho con người như perchlorate. Do đó cho đến khi con người có thể sinh sống và định cư ngoài Trái Đất, chúng ta sẽ phải giải quyết khá nhiều vấn đề phức tạp khác liên quan đến cây trồng.

Nghiên cứu về giống cà chua biến đổi gen đã được đăng tải trên tạp chí Nature Biotech mới đây.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 31/03/2025
Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Đăng ngày: 28/03/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News