Cá mập ngụy trang ăn thịt đồng loại to ngang ngửa

Cá mập thảm ngụy trang khéo đến mức chúng gần như biến mất dưới đáy biển, chờ đợi con mồi mất cảnh giác bơi ngang qua để bổ nhào tới hút nạn nhân vào chiếc miệng khổng lồ.


 Video: Discovery

Cá mập thảm (Eucrossorhinus dasypogon) sống ở Tây Thái Bình Dương, ngoài khơi bắc Australia, New Guinea và Indonesia. Chúng chuyên ăn cá, cua, mực, mực nang, bạch tuộc và những loài cá mập khác, theo Live Science.

Loài cá mập dài tới 1,2 mét này là bậc thầy ngụy trang, có thể tàng hình trên đáy biển nhờ phần thân rộng và dẹt, sẫm màu giống vết bẩn, giúp chúng hòa lẫn vào rạn đá. Chúng cũng có mấu thịt giống san hô tạo thành diềm giống bộ râu bao quanh đầu và cằm, có thể che dấu đường nét của cá mập và tăng thêm một lớp ngụy trang. Do đó, tên khoa học của cá mập thảm đến từ "lông" "râu" trong tiếng Hy Lạp.

Khả năng hòa lẫn vào môi trường xung quanh biến cá mập thảm thành động vật săn mồi nguy hiểm. Ban ngày, chúng nghỉ ngơi bên dưới rìa rạn đá hoặc trong hang động. Chúng sử dụng cơ quan cảm thụ giống sợi ria nằm trên lỗ mũi để nhận biết môi trường và phục kích con mồi tới quá gần. Cá mập thảm cũng vẫy đuôi để phỏng theo chuyển động của một con cá nhỏ, qua đó hấp dẫn những nạn nhân mất cảnh giác.

Cá
Cá mập thảm ngụy trang đớp mồi bất thình lình.

Nhưng vào ban đêm, cá mập thảm thực sự hoạt động tích cực. Nó nằm trên rạn đá và tấn công con mồi bơi ngang qua. Khi phát hiện mục tiêu, chúng lao thẳng tới và hút con mồi vào miệng trước khi đóng bộ hàm cực khỏe và những chiếc răng sắc nhọn. Loài cá này có thể trật khớp hàm để ăn con mồi lớn hơn, bao gồm các loài cá mập khác. Năm 2021, trong khi tiến hành khảo sát cá ở ngoài rạn đá Great Barrier tại Australia, các nhà sinh vật học hải dương phát hiện một con Cá mập thảm nuốt cá mập tre vằn (hiloscyllium punctatum) lớn bằng 80% kích thước của nó.

Cá mập thảm rất ít đe dọa con người nhưng thỉnh thoảng cắn thợ lặn bơi tới quá gần. Cơ sở dữ liệu International Shark Attack File của Bảo tàng Florida ghi nhận 31 vụ tấn công do nhiều loài cá mập thảm gây ra từ năm 1580, nhưng chưa có ca nào tử vong. Tài ngụy trang của cá mập thảm cũng giúp bảo vệ chúng trước động vật săn mồi như cá mập lớn hơn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sữa cá voi có thể dùng làm phô mai không?

Sữa cá voi có thể dùng làm phô mai không?

Với hàm lượng chất béo và protein cao hơn nhiều so với sữa bò, phô mai từ sữa cá voi sẽ có kết cấu kem mềm mịn hơn.

Đăng ngày: 24/06/2024
Gia tăng số lượng cá voi sát thủ ăn thịt cá mập

Gia tăng số lượng cá voi sát thủ ăn thịt cá mập

Các nhà khoa học tiết lộ rằng, cá voi sát thủ đang săn cá mập ở Vịnh California, nhắm vào các loài lớn bao gồm cá mập bò và cá mập đầu đen.

Đăng ngày: 21/06/2024
Hồ tử thần giết chết vô số sinh vật dưới đáy vịnh Mexico

Hồ tử thần giết chết vô số sinh vật dưới đáy vịnh Mexico

Hồ nước muối ở đáy vịnh Mexico độc đến mức giết chết và ướp xác gần như tất cả động vật không may bơi vào.

Đăng ngày: 18/06/2024
Cá mù có thể khiến cá mập chết ngạt bằng chất nhầy

Cá mù có thể khiến cá mập chết ngạt bằng chất nhầy

Cá mù hay còn gọi là lươn nhớt sống ở đáy biển cách mặt nước hơn 90m, chuyên ăn xác động vật và tự vệ bằng cách sử dụng chất nhầy gây ngạt.

Đăng ngày: 16/06/2024
Giải mã những bãi biển ngọc hồng lựu ở Australia

Giải mã những bãi biển ngọc hồng lựu ở Australia

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Adelaide phát hiện, những hạt ngọc hồng lựu rải trên bãi biển Nam Australia tới từ châu Nam Cực xa xôi.

Đăng ngày: 14/06/2024
Thủy triều đỏ xuất hiện ở biển Phú Quốc

Thủy triều đỏ xuất hiện ở biển Phú Quốc

Mặt biển bãi Mun, phía Tây Nam đảo Thổ Châu, TP Phú Quốc, xuất hiện thủy triều đỏ, rộng khoảng 1.000m2.

Đăng ngày: 13/06/2024
Nguyên nhân làm thay đổi cuộc di cư của cá mòi tại Nam Phi

Nguyên nhân làm thay đổi cuộc di cư của cá mòi tại Nam Phi

Cuộc di cư quy mô lớn của cá mòi vào mùa Đông ở Nam Phi là một cảnh tượng tuyệt diệu được mong chờ hằng năm.

Đăng ngày: 12/06/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News