Cá mập trắng 5m ngoạm đầu cá nhà táng mắc cạn

Một con cá mập giết chết cá nhà táng pygmy mẹ mắc cạn ở vịnh Māhia, bỏ lại con non đơn độc trên bãi biển.

Một con cá mập đồ sộ ngoạm đầu cá nhà táng pygmy ở New Zealand trong lúc nhân viên cứu hộ đứng trong nước biển ngập tới thắt lưng để tìm cách đẩy con cá voi trở về biển, theo Live Science. Con vật nghi là cá mập trắng (Carcharodon carcharias), quay trở lại 30 giây sau để ăn xác cá voi, các nhân chứng cho biết. Tai nạn xảy ra ở vịnh Hawke trên bán đảo Māhia sau khi con cá nhà táng pygmy (Kogia breviceps) và con nó mắc kẹt trên bãi biển.

Cá mập trắng 5m ngoạm đầu cá nhà táng mắc cạn
Con cá nhà táng pygmy non được tiêm trợ tử để nghiên cứu khoa học. (Ảnh: Hawke's Bay Today).

Chad Prentice, cảnh sát phụ trách khu Māhia, chia sẻ con cá mập dài hơn 5 m và giết chết cá nhà táng pygmy ngay lập tức. "Nhân chứng cho biết ban đầu con cá mập đâm vào cá nhà táng pygmy, sau đó nhô lên khỏi mặt nước và cắn đứt đầu nó. Không có nhiều con cá mập có thể làm như vậy", Prentice nói.

Cá nhà táng pygmy mẹ bị giết dài 3m. Trong khi nhân viên cứu hộ chạy vào bờ và không bị thương, cá mập bơi đi cùng với con mồi, khiến nước biển chuyển thành màu đỏ. Con cá nhà táng pygmy non vẫn mắc kẹt sau vụ tấn công mà không có mẹ bên cạnh. Cuối cùng, nhà chức trách phải tiêm trợ tử cho nó và nghiên cứu để tìm hiểu nguyên nhân gây ra vụ mắc cạn.

New Zealand nổi tiếng với những vụ động vật biển có vú mắc cạn. Thông thường, 1 - 2 con vật mắc kẹt ở vùng nước nông, nhưng đôi khi cả đàn lớn cùng mắc cạn tập thể. Vụ mắc cạn tập thể lớn nhất trong lịch sử nước này xảy ra vào năm 1918, bao gồm 1.000 con cá voi hoa tiêu, theo Bộ Bảo tồn New Zealand (DOC). Nhiều động vật biển có vú mắc cạn bị ốm khi dạt vào bờ, nhưng có thể tồn tại nhiều yếu tố dẫn tới sự kiện và giới nghiên cứu vẫn còn nhiều điều cần tìm hiểu về hiện tượng.

DOC từng cảnh báo khả năng hoạt động cá mập tăng lên quanh vịnh Māhia trong tháng 1 sau khi 45 con cá voi sát thủ và cá heo mũi chai bị mắc cạn và phải trợ tử. Vài loài cá mập ăn thịt cá voi và cá heo, bao gồm xác của chúng, và có thể bị thu hút tới khu vực mắc cạn. Những loài này bao gồm cá mập 7 mang, cá mập xanh, cá mập hổ và cá mập trắng, theo Clinton Duffy, cố vấn kỹ thuật của DOC. Daren Grover, quản lý quỹ từ thiện Project Jonah dành cho động vật biển có vú, cho biết việc cá mập săn động vật ốm yếu rất bình thường bởi chúng là loài kiếm ăn cơ hội.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện ngoài tưởng tượng về đời sống tình dục của cá voi lưng gù

Phát hiện ngoài tưởng tượng về đời sống tình dục của cá voi lưng gù

Cá voi lưng gù lần đầu tiên được phát hiện có hành vi quan hệ đồng giới từ 2 cá thể đực.

Đăng ngày: 01/03/2024
Giải mã hàng triệu hố bí ẩn dưới đáy Biển Bắc

Giải mã hàng triệu hố bí ẩn dưới đáy Biển Bắc

Các hố rộng từ vài mét tới 60 m rải rác khắp đáy biển ngoài khơi Đức ban đầu được cho là hình thành do khí methane, nhưng thực chất nó được tạo bởi cá heo chuột.

Đăng ngày: 29/02/2024
Robot lặn phát hiện hơn 100 sinh vật biển mới

Robot lặn phát hiện hơn 100 sinh vật biển mới

Sử dụng robot lặn SuBastian như một chiếc tàu ngầm thu nhỏ, một nhóm nghiên cứu quốc tế đã tìm thấy hơn 100 sinh vật biển nhiều khả năng là loài mới ở độ sâu 4.200m ngoài khơi biển Chile.

Đăng ngày: 27/02/2024
Loài tảo biển hủy diệt đang sinh sôi với tốc độ chóng mặt tại New Zealand

Loài tảo biển hủy diệt đang sinh sôi với tốc độ chóng mặt tại New Zealand

Tảo hủy diệt có thể sống được điều kiện môi trường ấm và ẩm khoảng hơn 1 tuần mà không cần nước, trở thành mối đe dọa với nhiều vùng biển khi bị chúng xâm lấn và phá vỡ hệ sinh thái.

Đăng ngày: 26/02/2024
Phát hiện loài sứa lạ gần Nhật Bản có thể chứa vô số nọc độc và 240 xúc tu!

Phát hiện loài sứa lạ gần Nhật Bản có thể chứa vô số nọc độc và 240 xúc tu!

Loài sứa kỳ lạ vừa được một nhóm nhà khoa học Nhật Bản và Brazil tìm thấy ở Thái Bình Dương.

Đăng ngày: 25/02/2024
Khối đá biển biển cao nhất thế giới, nơi sinh sống của loài côn trùng có hành vi cực kỳ bất thường

Khối đá biển biển cao nhất thế giới, nơi sinh sống của loài côn trùng có hành vi cực kỳ bất thường

Dryococelus australis, là một loài bọ que sống tại nhóm đảo Lord Howe. Nó từng được coi là đã tuyệt chủng năm 1920, và đã được tái phát hiện vào năm 2001.

Đăng ngày: 23/02/2024
Giải mã bí ẩn đằng sau tiếng hát của cá voi dưới biển sâu

Giải mã bí ẩn đằng sau tiếng hát của cá voi dưới biển sâu

Cá voi tạo ra âm thanh đủ lớn để truyền đi dưới đại dương, nhưng bí ẩn đằng sau việc phát ra âm thanh dưới nước vẫn chưa được biết tới.

Đăng ngày: 23/02/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News