Cá mập trắng bị đồng loại ngoạm rách đầu

Các nhà nghiên cứu suy đoán con cá mập có thể hứng nhát cắn hiểm vào đầu do tranh giành bạn tình hoặc cố giao phối với cá mập cái lớn hơn.

OCEARCH, tổ chức nghiên cứu cá mập trắng quốc tế, hôm 14/10 chia sẻ ảnh chụp một con cá mập bắt ở vùng biển Bắc Đại Tây Dương. Mang tên Vimy, con cá mập dài 4 mét, nặng 544kg bị đồng loại lớn hơn tấn công. Bức ảnh cho thấy Vimy có một vết rách mới dài và sâu còn dính máu trên đầu và vết sẹo ở dưới hàm. Nhóm nghiên cứu đăng ảnh cùng với chú thích "Thế giới của cá mập trắng rất khắc nghiệt. Nếu bạn cần bằng chứng, hãy nhìn đầu của cá mập trắng Vimy".

Cá mập trắng bị đồng loại ngoạm rách đầu
Cá mập Vimy và vết thương ở đầu. (Ảnh: Fox).

Các nhà khoa học gắn thẻ theo dõi qua vệ tinh cho tổng cộng 11 con cá mập trong chuyến thám hiểm tới tỉnh Nova Scotia để nghiên cứu môi trường sống của chúng. Chris Fischer, chủ tịch kiêm sáng lập viên của tổ chức OCEARCH, cho biết dựa theo vết cắn và kích thước hàm, kẻ tấn công có thể dài hơn Vimy ít nhất 0,6 mét.

Nhiều khả năng Vimy bị cuốn vào cuộc chiến tranh giành bạn tình với con đực khác hoặc nó tìm cách giao phối với cá mập cái lớn hơn và bị cắn. Vết cắn có thể cung cấp bằng chứng giúp nhóm nghiên cứu tìm ra chính xác nơi cá mập trắng giao phối ở Bắc Đại Tây Dương.

"Chúng ta đều biết hành vi giao phối ở cá mập rất bạo lực. Cá mập cắn vào đầu nhau không phải điều mới mẻ. Hành động này diễn ra mỗi ngày trong đời sống của chúng", Fischer cho biết.

Tuy nhiên, một số trường hợp cá mập ăn thịt con nhỏ hơn cùng loài. Hiện tượng cá mập ăn thịt đồng loại phổ biến hơn so với mọi người vẫn nghĩ, theo Michael Heithaus, giáo sư khoa Sinh vật học ở Đại học Quốc tế Florida. Đối với một số loài cá mập lớn như cá mập trâu, cá mập đầu búa và cá mập hổ, đồng loại nhỏ hơn là mồi săn ưa thích của chúng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Trồng rong biển thành rừng dưới đại dương có thể chống biến đổi khí hậu

Trồng rong biển thành rừng dưới đại dương có thể chống biến đổi khí hậu

Các nhà khoa học cho rằng nuôi rong biển, sau đó thả những cây trưởng thành xuống đáy đại dương, có thể là một cách hiệu quả để chống lại hiện tượng trái đất ấm lên.

Đăng ngày: 18/10/2019
Hàng nghìn cá đuối quỷ tụ tập dưới mặt biển

Hàng nghìn cá đuối quỷ tụ tập dưới mặt biển

Nhiếp ảnh gia chạm trán đàn cá đuối quỷ khoảng 10.000 con trong chuyến bơi kéo dài khoảng 4 tiếng.

Đăng ngày: 17/10/2019
Cá voi lưng gù tạo xoáy bong bóng bẫy con mồi

Cá voi lưng gù tạo xoáy bong bóng bẫy con mồi

Các nhà nghiên cứu hôm 14/10 công bố thước phim hiếm cho thấy cách cá voi lưng gù kiếm ăn ở vùng biển phía đông nam Alaska.

Đăng ngày: 17/10/2019
Cá mập sinh con không cần cá đực gây sửng sốt thủy cung Nhật

Cá mập sinh con không cần cá đực gây sửng sốt thủy cung Nhật

Có tồn tại loài cá mập sinh sản mà không cần giao phối? Những kỳ quan của thế giới tự nhiên mang lại những vô số những điều ngạc nhiên.

Đăng ngày: 16/10/2019

"Thần chết" tuyệt đẹp thời cổ đại đang tấn công 33 quốc gia

Các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân bất ngờ khiến đội quân tảo nở hoa, thuộc lớp sinh vật cổ đại, đang mang màu xanh đẹp và chết chóc phủ lên mặt nước khắp 6 lục địa.

Đăng ngày: 16/10/2019
Phát hiện cá voi sát thủ trắng hiếm gặp

Phát hiện cá voi sát thủ trắng hiếm gặp

Con cá voi sát thủ có màu sắc đặc biệt xuất hiện cùng cả đàn trong lúc săn hải cẩy và sư tử biển ngoài khơi bang Washington.

Đăng ngày: 16/10/2019
Tại sao hàu từ món ăn rẻ tiền trở thành món đắt tiền xa xỉ?

Tại sao hàu từ món ăn rẻ tiền trở thành món đắt tiền xa xỉ?

Hàu tại một số nước có thể được coi là món ăn của sự sang trọng với nhiều cách chế biến khác nhau, nhưng thực tế không phải luôn như vậy.

Đăng ngày: 14/10/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News