Cá mập voi - Loài ăn tạp lớn nhất thế giới

Các nhà khoa học hải dương phát hiện ngoài nhuyễn thể, cá mập voi còn ăn thực vật như tảo, biến chúng thành loài ăn tạp lớn nhất hành tinh.


Cá mập voi ở rạn san hô Ningaloo ăn một lượng lớn tảo biển. (Ảnh: Viện Khoa học Hải dương Australia)

Cá mập voi là loài ăn lọc và từ lâu giới khoa học đã quan sát chúng ăn nhuyễn thể ở rạn san hô Ningaloo ngoài khơi Tây Australia. Nhưng khi các nhà nghiên cứu phân tích mẫu sinh thiết từ cá mập voi sống quanh rạn san hô, họ phát hiện thực chất chúng ăn rất nhiều thực vật. "Điều này khiến chúng tôi phải nghĩ lại mọi điều đã biết về thức ăn của cá mập voi", tiến sĩ Mark Meekan, nhà sinh vật học ở Viện Khoa học Hải dương Australia, cho biết. Meekan và cộng sự mô tả chi tiết chế độ ăn của cá mập voi hôm 19/7 trên tạp chí Ecology.

Phát hiện này biến cá mập voi, loài cá dài tới 18m, thành động vật ăn tạp lớn nhất thế giới. "Trên đất liền, những động vật lớn nhất đều là loài ăn cỏ. Ở biển, chúng ta luôn cho rằng động vật kích thước lớn như cá voi và cá mập voi ăn sinh vật giống tôm và các loài cá nhỏ. Có thể hệ thống tiến hóa trên cạn và dưới nước không giống nhau", Meekan nói.

Để tìm hiểu chính xác cá mập voi ăn gì, nhóm nghiên cứu thu thập mẫu vật nguồn thức ăn tiềm năng ở rạn san hô từ sinh vật phù du nhỏ tới tảo biển. Sau đó, họ so sánh axit amin và axit béo ở sinh vật phù du và thực vật với hợp chất trong cơ thể cá mập voi. Theo Meekan, mô cá mập voi chứa những hợp chất có ở Sargassum, một loài tảo biển màu nâu ở Ningaloo. Các nhà nghiên cứu cho rằng trong quá trình tiến hóa theo thời gian, cá mập voi đã phát triển khả năng tiêu hóa tảo mắc trong ruột chúng.

Tiến sĩ Andy Revill, nhà sinh địa hóa học hữu cơ ở tổ chức nghiên cứu, Tổ chức Khoa học và nghiên cứu công nghiệp Khối thịnh vượng chung (CSIRO) thuộc Australia, phân tích mô cá mập voi thông qua đồng vị ổn định. Kỹ thuật cho phép nhóm nghiên cứu tìm hiểu nguồn cung cấp năng lượng giúp cá mập voi sinh trưởng. Họ cũng dùng lưới thu thập phân cá mập voi để phân tích. Mẫu phân hé lộ chúng ăn nhuyễn thể nhưng không chuyển hóa nhiều loại thức ăn này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Đăng ngày: 16/02/2025
Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Đăng ngày: 10/02/2025

"Đội quân" hàng ngàn con cua xếp chồng nhau dưới biển

"Đội quân" lên đến hàng ngàn con cua nhện bản địa xuất hiện ở vùng nước nông ngoài khơi dọc theo bờ biển phía Nam của Úc.

Đăng ngày: 10/02/2025
Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng

Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng

Kỳ lân biển là động vật biển có kích cỡ trung bình của phân bộ cá voi có răng. Điều khiến loài vật này được chú ý nhiều nhất là chiếc sừng dài đặc biệt ở trên đầu.

Đăng ngày: 09/02/2025
Cực kỳ thông minh và đáng yêu, cá voi Beluga còn có một năng lực đặc biệt khiến con người phải rùng mình

Cực kỳ thông minh và đáng yêu, cá voi Beluga còn có một năng lực đặc biệt khiến con người phải rùng mình

Cá voi Beluga, còn được gọi là cá voi trắng, là một trong những loài cá voi nhỏ nhất thế giới động vật.

Đăng ngày: 09/02/2025
Những điều thú vị về con sam biển

Những điều thú vị về con sam biển

So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Đăng ngày: 08/02/2025
Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News