Cá mù có nhịp sinh học dài gần 2 ngày
Có một loài cá mù sống trong hang động ở Somalia nhưng chúng hoàn toàn biết chúng đang ở thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, "ngày" của chúng có độ dài gấp đôi ngày của chúng ta.
Hầu hết các động vật đều có đồng hồ sinh học trong cơ thể - hay còn gọi là nhịp sinh học. Đồng hồ sinh học kéo dài khoảng 24 giờ và được thay đổi theo chu kì sáng tối của một ngày.
Tuy nhiên một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra rằng cá mù sống trong hang có nhịp sinh học kéo dài gần 2 ngày. Nghiên cứu này được đăng tải trên tạp chí PloS Biology.
Cá sống trong hang – hay còn có tên là Phreatichthys andruzzii – đã phát triển gần 2 triệu năm trong những hang động tối tăm bị cô lập bên dưới sa mạc Somalia.
Hàng triệu năm tiến hóa trong bóng tối đã khiến cá mù Somalia
mất mắt, khả năng nhận dạng kích thước và sắc tố
Giáo sư Nick Foulkes tới từ Viện Công nghệ Karlsruhe của Đức cho biết loài cá đặc biệt này đã được chọn "vì nó là một ví dụ điển hình, bị cô lập khỏi chu kì ngày đêm quá lâu".
Trong quá trình tiến hóa, loài này đã mất mắt, khả năng phân biệt màu sắc và quy mô – những thứ không cần thiết với chúng trong môi trường tối đen như mực của hệ thống hang dưới lòng đất.
Tuy nhiên, dường như sự vắng mặt của ngày và đêm đã gây ra sự thay đổi sâu sắc hơn nhiều trong nhịp sinh học của loài cá này.
Ánh sáng được phát hiện chủ yếu bằng mắt, nhưng hầu hết các tế bào trong cơ thể đều có một số phản ứng với các mức độ ánh sáng. Ở những động vật có vú như cá, bộ phận dò ngoại vi đóng một vai trò quan trọng hơn.
Điều này có nghĩa là, mặc dù cá sống trong hang đã mất mắt trong quá trình tiến hóa, nhưng cơ thể chúng vẫn có thể phản ứng với sự thay đổi của ánh sáng.
Tuy nhiên, khi so sánh phản ứng nhịp sinh học của cá sống trong hang với cá ngựa vằn "bình thường", cá mù không phản ứng gì với sự thay đổi ánh sáng bên ngoài như cá ngựa vằn.
Sau 2 triệu năm trong bóng tối, cá trong hang không cần phải phản ứng với ánh sáng và đồng hồ sinh học của chúng đã thay đổi vĩnh viễn để phản ánh điều này.
Tuy vậy, cá mù vẫn có đồng hồ sinh học và nó được thiết lập lại bởi những kích hoạt khác, chứ không phải bởi ánh sáng.
Việc cho cá ăn vào những thời điểm nhất định cho thấy cả cá ngựa vằn và cá hang đều phản ứng bởi sự thiết lập lại nhịp sinh học.
Ngoài ra, khi cá hang được thiết lập lại đồng hồ sinh học theo nhịp tự nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra "ngày" của chúng dài 47 giờ.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi
Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực
Nam Cực được biết đến là một trong những nơi lạnh nhất và có khí hậu khắc nghiệt nhất của Trái đất.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.
