Cá nhà táng đực dùng trán húc tình địch và làm chìm thuyền

Bằng mô phỏng máy tính và phân tích dữ liệu về mô và cấu trúc xương, các nhà khoa học đã chứng minh được cá nhà táng dùng trán để húc tình địch và có thể làm chìm những tàu lớn gấp 4-5 lần trọng lượng cơ thể chúng.

Cá nhà táng (Physeter macroceplalus) là loài lớn nhất trong bộ cá voi có răng. Con đực có thể dài tới 16m và nặng 42 tấn, riêng phần đầu của nó chiếm 1/3 chiều dài toàn cơ thể.

Theo Live Science, trong lịch sử có nhiều trường hợp cá nhà táng làm chìm tàu, có tàu nặng tới 216 tấn gấp 4-5 trọng lượng của chúng. Bảo tàng cá voi New Bedford ở Masachusetts, Mỹ, miêu tả bốn lần cá nhà táng tấn công thuyền săn trong giai đoạn từ năm 1820 đến 1902.

Cá nhà táng đực dùng trán húc tình địch và làm chìm thuyền
Cảnh săn cá nhà táng lấy dầu ở thế kỷ 19. (Ảnh: Biodiversity Heritage Library).

Owen Chase, một thợ săn cá voi vào thế kỷ 19, chủ sở hữu của tàu Essex bị đắm năm 1820, đưa ra giả thuyết rằng cá nhà táng dùng trán như vũ khí để chiến đấu giành bạn tình và nghiền nát tàu săn thành mảnh vụn.

Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí PeerJ ngày 5/4, bằng cách sử dụng mô phỏng máy tính dựa trên những nguyên lý kỹ thuật kết cấu và phân tích dữ liệu về mô và cấu trúc xương, các nhà khoa học đã dựng mô hình những tác động lên đầu cá nhà táng, bằng nhiều loại lực và từ nhiều hướng khác nhau.

Sau đó họ đánh giá cách lực được hấp thụ và phân tán bởi hai túi dầu lớn đặt chồng lên nhau trong đầu cá nhà táng: phần phía trên là cơ quan chứa dầu cá nhà táng (spermaceti) có chức năng tạo âm thanh, phần "rác" nằm dưới – chủ yếu là mô liên kết giúp định vị tiếng vang. Phần dưới được gọi là "rác" vì chứa dầu không có giá trị và thường bị những thợ săn cá voi vứt đi.

Do cấu trúc đặc biệt, các vùng mô ở phần "rác" phân tán đáng kể lực tác dụng, do đó có thể bảo vệ xương sọ của cá nhà táng khi có va chạm.

"Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng lợi thế cơ học trong cấu trúc 'rác' có thể là kết quả của chọn lọc thông qua tập tính cạnh tranh hung dữ giữa những con đực", giáo sư Olga Panagiotopoulou, tác giả chính của nghiên cứu cho biết. Hành vi húc, nện khá phổ biến ở nhiều loài động vật, đặc biệt là ở con đực khi tranh giành bạn tình.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá mú quái vật nặng 2 tạ nuốt chửng cá mập trước mặt ngư dân Mỹ

Cá mú quái vật nặng 2 tạ nuốt chửng cá mập trước mặt ngư dân Mỹ

Theo Fox News, một nhóm các ngư dân ở thành phố Everglades, bang Florida, Mỹ, có cơ hội chứng kiến con mú tặng 2 tạ ăn thịt cá mập trong chớp nhoáng.

Đăng ngày: 20/07/2018
Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?

Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?

Các vùng biển nhiệt đới từ lâu đã nổi tiếng với cảnh quan đẹp tuyệt vời với bãi cát trắng sáng và làn nước biển trong lành mát rượi.

Đăng ngày: 20/07/2018
Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng

Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng

Một người lướt sóng đã phải cảnh báo về sự hiện diện của cá mập, khuyên những người khác không nên xuống nước.

Đăng ngày: 18/07/2018
Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Ước tính hàng năm, trong mỗi đợt di cư sẽ có khoảng 70 ngàn con cá voi chết đi. Nhưng sau đó, thịt, mỡ và xương của chúng chính là nguồn sống cho nhiều loài sinh vật khác.

Đăng ngày: 17/07/2018
Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Nghiên cứu sinh tiến sĩ Vũ Long - người thành lập Mạng lưới thú biển Việt Nam, chia sẻ 6 bước cần thiết để sơ cấp cứu cá heo một cách khoa học, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân và con vật.

Đăng ngày: 17/07/2018
Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Tàu Okeanos Explorer của NOAA (cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ) vừa kết thúc nhiệm vụ thám hiểm những khu vực biển ít được nghiên cứu tại khu vực Đông Nam nước Mỹ.

Đăng ngày: 16/07/2018
Các nhà khoa học đang thuần hóa cá ngừ vây xanh để có đủ nguyên liệu làm sushi

Các nhà khoa học đang thuần hóa cá ngừ vây xanh để có đủ nguyên liệu làm sushi

Phương pháp nuôi trồng hải sản này sẽ cho ta một nguồn cá ngừ vô tận để mà thưởng thức.

Đăng ngày: 13/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News