Cá nóc căng phồng ồ ạt phun nước để trở lại nguyên hình

Video hé lộ cách cá nóc phồng lên như quả bóng khi bị đe dọa và trở lại bình thường khi hết nguy hiểm thu hút nhiều sự chú ý.

Video ghi lại cá nóc xẹp dần về hình dạng bình thường do tài khoản Clara đăng lại trên mạng xã hội Twitter tuần trước nhanh chóng gây sốt, thu hút hơn 340.000 lượt thích và 132.000 lượt chia sẻ. Không chỉ thú vị, cảnh quay còn giúp nhiều người vẫn tưởng lầm cá nóc căng phồng nhờ không khí hiểu rõ hơn về loài cá này, IFL Science hôm 9/10 đưa tin.


Cá nóc mau chóng lấy lại hình dáng cũ sau khi phình to. (Video: Twitter).

Cơ thể cá nóc có khả năng căng phồng tới gần gấp đôi kích thước ban đầu khi bị đe dọa. Điều này khiến chúng trở nên khó ăn hơn nhiều, đặc biệt với những loài cá nóc có gai nhọn bao phủ toàn thân.

Phần lớn mọi người thường cho rằng cá nóc dùng không khí để phồng lên như bóng bay. Nhưng video cho thấy cá nóc phun ra rất nhiều nước trong lúc xẹp dần. Đây là một bằng chứng chứng minh cá nóc phồng lên bằng cách nuốt nhanh nước vào bụng. Quá trình căng phồng khiến da của chúng co giãn hết cỡ và những chiếc gai dựng đứng. Cá nóc sẽ cố duy trì cơ thể phồng to trong thời gian đủ lâu để động vật săn mồi mất hứng thú với việc ăn chúng.

Trong một thời gian dài, các nhà khoa học cho rằng cá nóc nhịn thở khi chúng phồng lên do mang của chúng bị cản trở. Mang ở một số loài cá nóc thậm chí trông như biến mất hoàn toàn trước sự biến đổi cơ thể. Tuy nhiên, năm 2014, nhóm nghiên cứu ở Đại học James Cook và Viện Khoa học Hải dương Australia phát hiện cá nóc vẫn tiếp tục hít oxy qua mang khi phồng lên.

Cá nóc căng phồng ồ ạt phun nước để trở lại nguyên hình
Cá nóc xẹp dần về hình dạng bình thường.

Khi không ở dưới nước, cá nóc có thể hít đầy không khí vào bụng. Nhưng chúng sẽ nhanh chóng chết ngạt. Theo National Geographic, có hơn 120 loài cá nóc trên thế giới, sinh sống chủ yếu ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cơ chế phòng vệ bằng cách phồng lên giúp bù đắp cho tốc độ bơi chậm và sự vụng về của cá nóc. Nọc độc nguy hiểm cũng là một vũ khí giúp cá nóc chống lại kẻ thù.

Những con cá heo từng được ghi hình trở nên phấn khích khi trúng độc cá nóc. Cá heo nhai thịt cá nóc một cách nhẹ nhàng để giải phóng chất độc gây hiệu ứng phấn chấn. Chúng thậm chí còn truyền lại mồi cá nóc cho đồng loại thưởng thức.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự thật sữa của hà mã có màu hồng và đây là lý do

Sự thật sữa của hà mã có màu hồng và đây là lý do

Nếu ai đó nói rằng, sữa không chỉ có màu trắng đâu mà còn có màu hồng nữa, bạn có tin?

Đăng ngày: 12/10/2017
Cừu một sừng thoát lò mổ vì giống kỳ lân

Cừu một sừng thoát lò mổ vì giống kỳ lân

Các tổ chức từ thiện ở Iceland sẽ đưa cừu Einhyrningur ra đấu giá, giúp nó thoát khỏi số phận bị giết thịt.

Đăng ngày: 12/10/2017
Chú chó có lưỡi dài

Chú chó có lưỡi dài "miên man", lập kỷ lục thế giới

Một chú chó ở Mỹ đã được ghi vào Sách kỷ lục thế giới Guinness với danh hiệu chó có lưỡi dài nhất.

Đăng ngày: 11/10/2017
Hơn 100 hà mã chết trên sông nghi do bệnh than ở Namibia

Hơn 100 hà mã chết trên sông nghi do bệnh than ở Namibia

Xác những con hà mã căng phồng như quả bóng trôi nổi rải rác dọc khúc sông trong công viên Namibia, gây sốc cho nhiều người.

Đăng ngày: 10/10/2017
Cá hút máu tàn sát sinh vật bản địa ở vùng hồ Mỹ

Cá hút máu tàn sát sinh vật bản địa ở vùng hồ Mỹ

Quần thể cá mút đá sụt giảm đáng kể ở nhiều hồ thuộc lưu vực Ngũ Hồ sau các mùa đông khắc nghiệt giai đoạn 2013-2015, nhưng số lượng của chúng đang tăng lên khi nước hồ trở nên ấm hơn.

Đăng ngày: 10/10/2017
Ghé thăm căn phòng

Ghé thăm căn phòng "ác mộng" nơi 10.000 con nhện chung sống

Loài nhện thật đáng sợ, chỉ cần nhìn thấy một con đủ khiến ta nổi da gà. Vậy mà các nhà khoa học tại ĐH Oxford (Anh) lại luôn phải sống và làm việc cùng... 10.000 con nhện trong một căn phòng.

Đăng ngày: 09/10/2017
Nỗ lực ngăn cản chương trình diệt trừ kangaroo ở Australia

Nỗ lực ngăn cản chương trình diệt trừ kangaroo ở Australia

Hiệp hội bảo vệ kangaroo Australia tìm cách đưa vụ việc ra Tòa án tối cao Australia nhằm ngăn cản hoạt động săn giết kangaroo ở vùng Epping.

Đăng ngày: 09/10/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News