Cá thu "khủng" lao lên khỏi mặt nước đâm chết cần thủ
Một người câu cá ở ngoài khơi Australia đã tử vong sau khi bị một con cá thu phi lên thuyền và đâm trúng ngực.
Sự việc hy hữu xảy ra vào khoảng 4h30 chiều ngày 14/8 theo giờ địa phương, cảnh sát lãnh thổ Bắc Australia cho biết trong một tuyên bố. Nạn nhân là một người đàn ông 56 tuổi đã bất ngờ bị con cá lớn đâm trực diện trong lúc đi thuyền câu cá cùng gia đình và bạn bè trên cảng Darwin ở vịnh Cullen.
Cảng Darwin, phía bắc Australia. (Ảnh: Darwin Info).
Nhóm câu cá sau đó lập tức đưa người gặp nạn quay trở lại bờ để cầu cứu. Cảnh sát và nhân viên y tế đã nhanh chóng có mặt để tiến hành hô hấp nhân tạo, nhưng bất chấp những nỗ lực giải cứu, nạn nhân đã tử vong tại hiện trường.
"Nạn nhân cảm thấy khó thở nên chúng tôi đã thực hiện cấp cứu hồi sức tim phổi (CPR) ngay trên thuyền. Các nhân viên cứu hộ liên tục hô hấp nhân tạo cho tới khi thuyền cập bến để giành giật sự sống cho cần thủ nhưng thật đau lòng khi mọi chuyện lại kết thúc theo cách này", phát ngôn viên của dịch vụ cứu hộ khẩn cấp St Johns Ambulance nói với NT News.
"Đây là một sự cố kỳ lạ và là cú sốc lớn đối với những người thân của nạn nhân", một thành viên trong nhóm cứu hộ chia sẻ thêm. "Chúng tôi được yêu cầu tôn trọng quyền riêng tư nên sẽ không tiết lộ danh tính người gặp nạn".
Thủ phạm gây ra cái chết cho cần thủ là một con cá thu nặng tới 18kg.
Theo báo cáo, thủ phạm gây ra cái chết cho cần thủ là một con cá thu nặng tới 18kg. Vào năm 2018, một người phụ nữ lớn tuổi cũng bị thương nặng ở cổ sau khi va chạm với một con cá thu nặng 10kg ở vùng biển cách Darwin 45km.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?
Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Những điều thú vị về con sam biển
So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương
Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.

Cá Vẹt là gì? Tại sao không nên ăn cá Vẹt?
Loài cá vẹt được bày bán tại một số chợ vùng biển. Gần đây, các diễn đàn, cộng đồng mạng kêu gọi không nên ăn cá này vì nhiều lý do đặc biệt.
