Cá tiếp xúc với tiếng ồn có nguy cơ chết sớm

Nghiên cứu mới công bố hôm 15/9 tiết lộ những con cá bị căng thẳng bởi ô nhiễm tiếng ồn có ít khả năng chống lại bệnh tật.

Tiếng ồn nhân tạo đã lan tỏa khắp môi trường, ngay cả bên dưới đại dương. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra âm thanh từ chân vịt và động cơ tàu thuyền có thể gây nhiễu sóng siêu âm và thay đổi hành vi của một số sinh vật biển như cá voi và cá heo.

Trong một báo cáo mới trên tạp chí Royal Society Open Science hôm thứ Ba, các nhà nghiên cứu từ Đại học Cardiff của Anh cảnh báo thêm rằng ô nhiễm tiếng ồn có thể ảnh hưởng đến khả năng chống lại bệnh tật ở các loài cá, khiến chúng chết sớm nếu tiếp xúc lâu dài.

Cá tiếp xúc với tiếng ồn có nguy cơ chết sớm
Cá tiếp xúc với ô nhiễm tiếng ồn lâu dài có nguy cơ chết sớm hơn. (Ảnh: Earth).

Các nhà sinh vật học đã thử nghiệm tác động của tiếng ồn trắng - dạng âm thanh được tạo ra bằng cách kết hợp nhiều loại âm thanh với tần số khác biệt - đối với những con cá bảy màu được nuôi trong bể chứa.

Họ chia những con cá thành ba nhóm. Nhóm thứ nhất tiếp xúc với tiếng ồn "cấp tính" trong 24 giờ, sau đó bị cho lây nhiễm ký sinh trùng. Nhóm thứ hai phơi nhiễm tiếng ồn "mãn tính" trong bảy ngày liên tục và bị cho lây nhiễm ký sinh trùng trong khi tiếp xúc tiếng ồn. Nhóm cuối cùng cũng nhiễm ký sinh trùng nhưng được thả trong bể cá yên tĩnh.

Kết quả cho thấy những con cá tiếp xúc với tiếng ồn có khả năng chống chịu bệnh tật thấp hơn, trong đó nhóm phơi nhiễm tiếng ồn mãn tính có tuổi thọ thấp nhất, với thời gian sống sót trung bình là 12 ngày, so với 14 ngày ở hai nhóm còn lại.

"Thử nghiệm tác động của tiếng ồn cấp tính và mãn tính lên sự tương tác giữa vật chủ và ký sinh trùng đã bổ sung bằng chứng chứng minh ô nhiễm tiếng ồn có liên quan đến sự suy giảm sức khỏe ở cá", nhóm nghiên cứu nhấn mạnh. Điều này có thể có ý nghĩa đối với các trang trại cá, nơi những loài được nuôi có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng cao.

Các nhà sinh vật học cảnh báo âm thanh do con người tạo ra không chỉ ảnh hưởng đến cá mà còn có tác động sâu rộng đến động vật chân đốt, lưỡng cư, chim, thú, động vật thân mềm và bò sát. Tiếng ồn nhân tạo ngày nay được coi là "chất gây ô nhiễm toàn cầu".

Loading...
TIN CŨ HƠN
10 loài dị thú nhìn mặt một lần là cả đời không thể quên

10 loài dị thú nhìn mặt một lần là cả đời không thể quên

Quá nhiều loài động vật sống ở đa dạng các khu vực khác nhau, đôi khi sẽ khiến chúng ta phải bất ngờ về sự tồn tại của chúng.

Đăng ngày: 18/09/2020
Loài rắn lạ siêu mỏng có biệt tài... ném đầu để săn mồi

Loài rắn lạ siêu mỏng có biệt tài... ném đầu để săn mồi

Năm 2012, các nhà khoa học đã chính thức công bố phát hiện một loài rắn siêu dị có thân hình như một sợi dây thừng nhưng cái đầu thì lại ''quá khổ'', gọi là rắn dây đầu tù.

Đăng ngày: 17/09/2020
Hàng trăm nghìn con chim di cư chết bí ẩn ở Mỹ

Hàng trăm nghìn con chim di cư chết bí ẩn ở Mỹ

Các nhà sinh vật học tại Đại học bang New Mexico, Mỹ đang tìm hiểu nguyên nhân cái chết của hàng trăm nghìn con chim di cư trên khắp bang.

Đăng ngày: 17/09/2020
Thú vị cách chim hồng hạc kiếm ăn dưới nước được hé lộ thông qua camera giấu kín dưới nước

Thú vị cách chim hồng hạc kiếm ăn dưới nước được hé lộ thông qua camera giấu kín dưới nước

Thật thú vị khi được quan sát cách những con chim hồng hạc kiếm thức ăn từ góc nhìn dưới nước trông như thế nào.

Đăng ngày: 14/09/2020
Hai con rắn và một con cá cắn đuôi nhau lơ lửng suốt 30 phút: Chúng đang làm gì?

Hai con rắn và một con cá cắn đuôi nhau lơ lửng suốt 30 phút: Chúng đang làm gì?

Rắn và cá đã cùng nhau tạo nên một cảnh tượng "chưa từng thấy".

Đăng ngày: 13/09/2020
Rắn độc vừa bị chặt đầu, vì sao cấm kỵ dùng tay cầm đầu rắn?

Rắn độc vừa bị chặt đầu, vì sao cấm kỵ dùng tay cầm đầu rắn?

Vì sao rắn độc bị chặt đứt đầu vẫn có thể cắn người?

Đăng ngày: 13/09/2020
Trăn tự đẻ trứng dù không gần bạn tình suốt 20 năm

Trăn tự đẻ trứng dù không gần bạn tình suốt 20 năm

Vườn thú St. Louis đang tìm hiểu tại sao trăn hoàng gia cái 62 tuổi có thể đẻ 7 quả trứng dù không ở gần con đực ít nhất hai thập kỷ.

Đăng ngày: 13/09/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News