Cá ướp lạnh đông cứng hồi sinh sau hai giây thả vào chậu nước

Cá ngừ quẫy mạnh đuôi trong chậu sau khi rã đông dưới vòi nước ấm nhờ phương pháp bảo quản cá tươi sống được sử dụng phổ biến ở Nhật.

Video quay ở một khu chợ tại Nhật và đăng trên trang Facebook Pro Fishing hôm 28/11 ghi hình người đàn ông đặt con cá vào thùng đá vụn, theo Long Room. Camera hướng về góc bên phải và quay cận cảnh nhiệt kế cho biết nhiệt độ bên trong thùng đá là -2,1 độ C.

Con cá sau đó được lấy ra khỏi thùng và đặt vào chậu nhựa chứa nước ấm, nơi nó nằm bất động trong khoảng hai giây. Người đàn ông chạm nhẹ vào đuôi con cá, cố gắng xoay cơ thể nó tới dưới vòi nước ấm. Con cá bắt đầu quẫy mạnh đuôi và giẫy giụa khiến nước bắn tung tóe.

Theo chuyên gia ở Thủy cung hải dương quốc gia tại Plymouth, Anh, con cá trong video nhiều khả năng thuộc họ cá ngừ. Chắc chắn nó không bị đông cứng hoàn toàn mà chỉ phủ đá vụn ở nhiệt độ -2,1 độ C trong thời gian ngắn. Loài cá có thể sống sót ở ngưỡng lạnh cứng như thế này bởi trong cơ thể chúng có protein chống đông.

Video đăng trên trang Pro Fishing thu hút gần 55.000 lượt xem từ khi đăng tải. Một số người xem cho rằng video là sản phẩm dàn dựng hoặc hành vi đối xử tàn ác với động vật. Nhưng trên thực tế, đây là phương pháp bảo quản cá tươi sống khá phổ biến ở Nhật.

Con cá chỉ bị đông cứng ở mức đủ để làm chậm nhịp tim của nó nhưng không giết chết nó. Cách này giúp thịt cá tươi ngon và mềm mại để sử dụng trong các món ăn Nhật như shashimi. Cá nước lạnh chuyên sống ở những vùng biển lạnh giá có chất chống đông trong máu để giúp cơ thể chịu đựng nhiệt độ đóng băng, đặc điểm thường gặp ở cá Nam cực, theo nghiên cứu công bố năm 2004 của Đại học Queen, Canada. Nước biển đóng băng ở -22 độ C do chứa muối, gọi là sự suy giảm điểm đóng băng.

Cá cũng là động vật máu lạnh, do đó tốc độ trao đổi chất trong cơ thể chúng có thể chậm lại tới mức hầu như không thể phát hiện. Do cá tương đối nhỏ, chúng có thể làm ấm dần cơ thể ở tốc độ nhanh hơn các loài khác, giống như con cá trong video. Tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh phương pháp bảo quản này có thể gây áp lực cho con cá. Đông cứng và rã đông nhiều lần sẽ giết chết nó.

Hồi tháng 1/2016, các nhà nghiên cứu Nhật Bản hồi sinh một con gấu nước đông cứng 30 năm. Con vật thậm chí đẻ 19 quả trứng và 14 quả trong số đó đã nở thành công.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều thú vị về loài cá sấu

Những điều thú vị về loài cá sấu

Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Đăng ngày: 17/02/2025
Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

Đăng ngày: 16/02/2025
11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Đăng ngày: 15/02/2025
Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Đăng ngày: 15/02/2025
Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật muôn màu với bao điều lý thú. Không ai có thể tự cho mình là hiểu khá rõ về mọi loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta.

Đăng ngày: 15/02/2025
Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Khối lượng cực đại của cá tra dầu sông Mekong đạt 300kg, còn chiều dài tối đa của cá đuối nước ngọt lên tới 5m. Sông Mekong, với hàng trăm loài cá và nguồn phù sa dồi dào, là mạch sống của hàng chục triệu người.

Đăng ngày: 15/02/2025
Giới tính của thằn lằn phụ thuộc vào kích cỡ trứng

Giới tính của thằn lằn phụ thuộc vào kích cỡ trứng

Trên tờ Current Biology ra ngày 4/6, một báo cáo cho biết vấn đề giới tính của thằn lằn con hoá ra phức tạp hơn nhiều so với những suy đoán trước đây của giới khoa học. Chí ít là đối với một loài thằn lằn, kích cỡ của trứng đóng vai trò quyết định trong chuyện này.

Đăng ngày: 14/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News